02 cách tra cứu Mã HS code chính xác nhất? Tổng hợp Danh mục Mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu?
02 cách tra cứu Mã HS code chính xác nhất?
Mã HS code là gì?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2018/BTNMT được ban hành theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT quy định về Mã HS code như sau:
Quy định chung
1.3. Giải thích thuật ngữ:
...
1.3.4. Mã HS là mã số phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành và Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
...
Theo đó, Mã HS code là mã số phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành và Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Cách tra Mã HS code chuẩn nhất hiện nay?
Cách 01: Tra Mã HS code trên trang Thư viện pháp luật
Bước 1: Truy cập vào tiện ích tra cứu mã HS code thông qua địa chỉ sau:
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/tra-cuu-ma-hs.html
Bước 02: Nhập Mã HS code hoặc nhập Mô tả hàng hóa vào ô tương ứng sau đó click "Tìm"
Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị một hoặc một số kết quả tương ứng với từ khóa hoặc mã HS đã nhập. Nhấp vào kết quả hiển thị quan tâm để xem chi tiết mã HS code
Cách 2: Tra cứu trên trang web Tổng cục hải quan
Bước 1: Truy cập vào trang Tổng cục hải quan qua địa chỉ: https://www.customs.gov.vn/
Bước 02: Nhập Mã HS code vào ô tìm kiếm
Bước 3: Nhập vào chuỗi mã số để tìm kiếm theo Mã HS code (phải nhập tối thiểu 4 số), ví dụ: 0101 hoặc Nhập từ khoá để tìm kiếm trong mô tả hàng hoá.
Bước 4: Kéo chuột xuống cuối trang sau đó nhập mã Capcha phía dưới và nhấp vào nút "Tìm kiếm" để nhận kết quả
Danh mục Mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay được quy định thế nào?
Danh mục Mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay được quy định tại Điều 1 Thông tư 31/2022/TT-BTC ban hành Danh mục mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam như sau:
Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, gồm hai (2) phụ lục:
Phụ lục I - Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Phụ lục II - Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.
Như vậy, danh mục Mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay là Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC:
Tải về Tổng hợp Danh mục Mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất hiện nay
02 cách tra cứu Mã HS code chính xác nhất? Tổng hợp Danh mục Mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu? (hình từ internet)
Việc xác định Mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm mục đích gì?
Việc xác định Mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm mục đích được quy định tại Điều 26 Luật Hải quan 2014 như sau:
Phân loại hàng hóa
1. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.
3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thống nhất trong toàn quốc.
4. Trên cơ sở Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
5. Khi tiến hành kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định mã số hàng hóa căn cứ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả phân tích, giám định hàng hóa. Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai, cơ quan hải quan có quyền lấy mẫu hàng hóa với sự chứng kiến của người khai hải quan để phân tích, trưng cầu giám định và quyết định mã số đối với hàng hóa đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc xác định Mã HS code hàng hóa xuất nhập khẩu là để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.
Cũng theo quy định này thì khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?