04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội? Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không?

04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội? Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không? Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam dành cho người nước ngoài gồm những gì?

04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội?

04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội được quy định tại Điều 32 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, gồm các trường hợp sau:

(1) Người bị kết án mà chưa được xóa án tích.

(2) Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

(3) Đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

(4) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội? Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không?

04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội? Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không? (hình từ internet)

Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không?

Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện hành nghề công tác xã hội như sau:

Điều kiện hành nghề công tác xã hội
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ điều kiện sau đây được hành nghề công tác xã hội:
1. Đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.
3. Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định này và trường hợp khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Như vậy, người nước ngoài tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ điều kiện sau đây thì được hành nghề công tác xã hội:

- Đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.

- Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định 110/2024/NĐ-CP và trường hợp khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

- Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam dành cho người nước ngoài gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam khi có giấy phép hành nghề công tác xã hội còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết.
2. Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam, gồm:
a) Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Giấy phép hành nghề công tác xã hội đã được cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...

Như vậy, hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam dành cho người nước ngoài bao gồm:

- Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP

- Giấy phép hành nghề công tác xã hội đã được cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo đó, tại khoản 3 Điều 44 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục người nước ngoài đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam như sau:

- Người nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định 110/2024/NĐ-CP.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định 110/2024/NĐ-CP cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP; trường hợp không đủ điều kiện thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Lưu ý: Người nước ngoài đã có giấy phép hành nghề công tác xã hội do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp thực hiện công tác xã hội tại Việt Nam cho đối tượng theo đợt, hợp tác đào tạo và thực hành công tác xã hội hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong thực hành công tác xã hội thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Công tác xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào?
Pháp luật
05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học? Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì?
Pháp luật
Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
Pháp luật
Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là gì? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội như thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp 8 biểu mẫu về công tác xã hội theo Nghị định 110 mới nhất là những mẫu nào? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu giấy xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội là mẫu nào? Nguyên tắc thực hành công tác xã hội gồm những gì?
Pháp luật
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm những gì? Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người hướng dẫn thực hành công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm khi người thực hành gây sai sót chuyên môn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác xã hội
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
120 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào