06 Mẫu chứng từ kế toán Tài sản cố định theo TT 200? Hướng dẫn lập? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu?
06 Mẫu chứng từ kế toán Tài sản cố định theo TT 200?
06 Mẫu chứng từ kế toán Tài sản cố định được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
STT | V. Tài sản cố định | Tên mẫu | Tải về |
1 | Biên bản giao nhận TSCĐ | 01-TSCĐ | |
2 | Biên bản thanh lý TSCĐ | 02-TSCĐ | |
3 | Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành | 03-TSCĐ | |
4 | Biên bản đánh giá lại TSCĐ | 04-TSCĐ | |
5 | Biên bản kiểm kê TSCĐ | 05-TSCĐ | |
6 | Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ | 06-TSCĐ |
06 Mẫu chứng từ kế toán Tài sản cố định theo TT 200? Hướng dẫn lập? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn lập chứng từ kế toán Tài sản cố định theo TT 200?
Hướng dẫn lập chứng từ kế toán Tài sản cố định được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Mục đích lập chứng từ kế toán Tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của TSCĐ. Giám đốc chặt chẽ tình hình sử dụng, thanh lý và sửa chữa lớn tài sản cố định.
A. BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Mẫu số 01 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
1. Mục đích: Nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, được tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài...đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn,...(không sử dụng biên bản giao nhận TSCĐ trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê). Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ (thẻ) TSCĐ, sổ kế toán có liên quan.
2 . Phương pháp và trách nhiệm ghi
Góc trên bên trái của Biên bản giao nhận TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số uỷ viên.
Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao có thể lập chung 1 biên bản giao nhận TSCĐ.
Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) của TSCĐ.
Cột C: Ghi số hiệu TSCĐ.
Cột D: Ghi nước sản xuất (xây dựng).
Cột 1: Ghi năm sản xuất.
Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa vào sử dụng.
Cột 3: Ghi công suất (diện tích, thiết kế) như xe TOYOTA 12 chỗ ngồi, hoặc máy phát điện 75 KVA, ...
Cột 4, 5, 6, 7: Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua (hoặc giá thành sản xuất) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 5); chi phí chạy thử (cột 6).
Cột 8: Ghi nguyên giá TSCĐ (cột 7 = cột 4 + cột 5 + cột 6 +...).
Cột E: Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao.
Bảng kê phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao. Sau khi bàn giao xong các thành viên bàn giao, nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản.
Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.
B. BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Mẫu số 02 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
C. BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH - Mẫu số 03 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
D. BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Mẫu số 04 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
E. BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Mẫu số 05 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
F. BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ - Mẫu số 06 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tải về bản full Hướng dẫn lập chứng từ kế toán Tài sản cố định theo TT 200
Một số lưu ý khi sử dụng mẫu chứng từ kế toán Tài sản cố định theo TT 200?
(1) 06 Mẫu chứng từ kế toán Tài sản cố định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC đều thuộc loại hướng dẫn.
Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng 06 Mẫu chứng từ kế toán Tài sản cố định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Các doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác thì áp dụng theo quy định về chứng từ tại các văn bản đó.
(Điều 117 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
(ii) Đối tượng áp dụng 06 Mẫu chứng từ kế toán Tài sản cố định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
(Điều 1 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?