06 vấn đề Cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh khi điều tra vụ án hình sự có bị cáo là cá nhân được quy định thế nào?
- 06 vấn đề Cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh khi điều tra vụ án hình sự có bị cáo là cá nhân được quy định thế nào?
- Những vấn đề Cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội được quy định ra sao?
- Nếu thấy cần phải kiểm tra tính xác thực của nguồn tin về tội phạm để làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
06 vấn đề Cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh khi điều tra vụ án hình sự có bị cáo là cá nhân được quy định thế nào?
06 vấn đề Cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh khi điều tra vụ án hình sự có bị cáo là cá nhân được quy định thế nào? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những vấn đề Cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh khi điều tra vụ án hình sự có bị cáo là cá nhân được quy định như sau:
Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Theo đó, 06 vấn đề Cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh khi điều tra vụ án hình sự có bị cáo là cá nhân bao gồm:
(1) Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
(2) Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
(3) Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
(4) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
(5) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
(6) Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
Những vấn đề Cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội được quy định ra sao?
Theo Điều 441 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định những vấn đề Cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội như sau:
- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Lỗi của pháp nhân, lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân.
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra.
- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt.
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Nếu thấy cần phải kiểm tra tính xác thực của nguồn tin về tội phạm để làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh
1. Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, trường hợp thấy cần phải kiểm tra tính xác thực của nguồn tin về tội phạm; thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu, đồ vật để làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự quy định tại Điều 85 và Điều 441 Bộ luật Tố tụng hình sự, Kiểm sát viên phải kịp thời đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Yêu cầu kiểm tra xác minh có thể được thực hiện nhiều lần. Văn bản yêu cầu kiểm tra, xác minh phải được đưa vào hồ sơ vụ việc, lưu hồ sơ kiểm sát.
...
Theo đó, trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nếu thấy cần phải kiểm tra tính xác thực của nguồn tin về tội phạm để làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh thì Kiểm sát viên có trách nhiệm:
- Kịp thời đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Yêu cầu kiểm tra xác minh có thể được thực hiện nhiều lần.
- Văn bản yêu cầu kiểm tra, xác minh phải được đưa vào hồ sơ vụ việc, lưu hồ sơ kiểm sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?