07 chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội cho tổ chức trong chuỗi thực phẩm là những chủ đề nào?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau chuỗi thực phẩm là gì? 07 chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội cho tổ chức trong chuỗi thực phẩm là những chủ đề nào? Câu hỏi của anh G.P.Q đến từ Hải Phòng?

Trách nhiệm xã hội là gì? Chuỗi thực phẩm là gì? Chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi giá trị là gì?

Căn cứ tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13624:2023 (ISO/TS 26030:2019) về Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) trong chuỗi thực phẩm về các thuật ngữ và định nghĩa như sau:

Chuỗi thực phẩm (food chain) là trình tự các giai đoạn trong sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản và xử lý thực phẩm và thành phần của thực phẩm đó, từ khâu sản xuất ban đầu đến tiêu thụ.

Chú thích 1: Thuật ngữ này bao gồm cả việc sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Chú thích 2: Chuỗi thực phẩm bao gồm cả việc sản xuất các nguyên liệu tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguyên liệu thô.

Chú thích 3: Chuỗi thực phẩm cũng bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ.

*Nguồn: Tiểu mục 3.20 Mục 3 TCVN ISO 22000:2018 (ISO 22000:2018).

Chuỗi cung ứng (supply Chain) là trình tự các hoạt động hoặc các bên cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho tổ chức, nhà cung ứng trực tiếp (nhà cung ứng thứ nhất) hoặc nhà cung ứng gián tiếp (nhà cung ứng thứ N)

Chuỗi giá trị (value chain) là toàn bộ chuỗi hoạt động hoặc các bên cung cấp hoặc tiếp nhận giá trị dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ngoài ra, tổ chức (organization) theo định nghĩa tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13624:2023 (ISO/TS 26030:2019) về Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) trong chuỗi thực phẩm là:

Thực thể hoặc nhóm người và cơ sở vật chất được ràng buộc bởi trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ và mục tiêu xác định.

Chú thích 1: Với mục đích của tiêu chuẩn này, tổ chức đề cập đến nhà điều hành doanh nghiệp đơn lẻ hoặc nhóm các nhà điều hành doanh nghiệp trong toàn bộ hoặc một phần của chuỗi cung ứng thực phẩm: trang trại, chuồng trại, tổ chức sản xuất, nhà chế biến, vận chuyển, xử lý, dịch vụ, bán lẻ... Tổ chức có thể thuộc nhà nước hoặc tư nhân và bao gồm, nhưng không giới hạn, thương nhân độc quyền, công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp, cơ quan có thẩm quyền, đối tác, hội, hiệp hội, hội từ thiện hoặc một phần kết hợp của các tổ chức này, cho dù có tư cách pháp nhân hay không, thuộc nhà nước hay tư nhân.

Trách nhiệm xã hội là cách tiếp cận tổng thể nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững.

Trách nhiệm xã hội là “trách nhiệm của một tổ chức đối với các tác động của các quyết định và các hoạt động xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và có đạo đức”. Trách nhiệm xã hội cũng có thể được hiểu là công cụ để đổi mới, cạnh tranh ở thời điểm hiện tại và thế hệ tương lai.

07 chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội cho tổ chức trong chuỗi thực phẩm là những chủ đề nào?

07 chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội cho tổ chức trong chuỗi thực phẩm là những chủ đề nào? (Hình từ Internet)

07 chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội cho tổ chức trong chuỗi thực phẩm là những chủ đề nào?

Theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13624:2023 (ISO/TS 26030:2019) về Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) trong chuỗi thực phẩm thì 07 chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội cho tổ chức trong chuỗi thực phẩm là:

- Điều hành tổ chức: ban hành quyết định và thực thi các quyết định;

- Quyền con người: Nỗ lực thích đáng, tình huống rủi ro về quyền con người, tránh đồng lõa, giải quyết khiếu nại, phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương, quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc;

- Thực hành lao động: việc làm và các mối quan hệ việc làm, điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội, đối thoại xã hội, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc;

- Môi trường: phòng ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững, giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên;

- Thực hành hoạt động công bằng: chống tham nhũng, tham gia chính trị có trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị, tôn trọng quyền sở hữu;

- Các vấn đề người tiêu dùng: thực hành marketing cóng bằng, thông tin xác thực, không định kiến và hợp đồng công bằng, bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng, tiêu dùng bền vững, dịch vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết, khiếu nại, tranh chấp, bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng, quyền sử dụng các dịch vụ thiết yếu, giáo dục và nhận thức;

- Sự tham gia và phát triển của cộng đồng: sự tham gia của cộng đồng, giáo dục và văn hóa, tạo việc làm và phát triển kỹ năng, phát triển và tiếp cận công nghệ, tạo của cải và thu nhập, sức khoẻ, đầu tư xã hội.

Lưu ý: 07 chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội cần được tổ chức xem xét để xác định phạm vi trách nhiệm xã hội, nhận biết và báo cáo các vấn đề liên quan và thiết lập các ưu tiên.

Các chủ đề này cần được nhìn nhận một cách tổng thể, xem xét sự phụ thuộc lẫn nhau, thay vì tập trung vào một chủ đề duy nhất. Tác động môi trường không được xem xét một cách độc lập trong các tác động xã hội, mà ngược lại, cần xem xét hệ quả trên tất cả các chủ đề cốt lõi.

Các khía cạnh kinh tế, cũng như các khía cạnh liên quan đến sức khỏe, an toàn và chuỗi giá trị, được giải quyết thông qua bảy chủ đề cốt lõi, nếu thích hợp.

Mặc dù tất cả các chủ đề cốt lõi có mối quan hệ với nhau và bổ sung cho nhau, nhưng điều hành tổ chức đóng vai trò quan trọng vì cho phép thực hiện các hành động về chủ đề cốt lõi, các vấn đề khác và để hiểu logic của việc cải thiện hoạt động của tổ chức.

Những thách thức đối với chuỗi thực phẩm trong thực hành hoạt động công bằng được quy định như như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 4.6.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13624:2023 (ISO/TS 26030:2019) về Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) trong chuỗi thực phẩm thì những thách thức đối với chuỗi thực phẩm trong thực hành hoạt động công bằng được quy định như sau:

Tổ chức trong chuỗi thực phẩm cần giải quyết những thách thức sau:

- Thúc đẩy thực hành cam kết chính sách minh bạch, có trách nhiệm và tránh xung đột lợi ích;

- Áp dụng hành vi mua hàng có trách nhiệm có tính đến các đặc điểm cụ thể của sản xuất nông nghiệp (cấu trúc sản xuất, biến động giá cả, tính chất chu kỳ của sản xuất nông nghiệp, v.v..) và duy trì tính bền vững kinh tế của các đối tác khác nhau trong chuỗi thực phẩm;

- Chi trả giá trị hợp lý cho từng mắt xích trong chuỗi thực phẩm, có tính đến giá trị gia tăng do từng mắt xích này đóng góp một cách công bằng, tránh lạm quyền hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;

- Ngăn chặn tất cả các hình thức gian lận, đặc biệt là những hành vi liên quan đến việc làm thay đổi bản chất, đặc tính vốn có hoặc chất lượng của sản phẩm.

Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững
780 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào