07 nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhà thầu thi công công trình đường bộ có phải thanh thải lòng sông sau khi thi công xong?
07 nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ?
07 nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT như sau:
Cơ quan quản lý đường bộ, Khu Quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, người quản lý, sử dụng đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ theo phạm vi quản lý, có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai sau:
(1) Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đối với hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ; ngăn chặn các nguy cơ gây hư hại hoặc hủy hoại công trình khi thiên tai xảy ra.
(2) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình cần được bảo vệ.
Nếu phát hiện hư hỏng hoặc xuống cấp, phải kịp thời có biện pháp xử lý; trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp để xử lý, khắc phục trước mùa mưa, bão.
(3) Xây dựng phương án phòng ngừa thiên tai.
Trong phương án phải dự kiến sự cố thiên tai có thể xảy ra; dự kiến mức độ ảnh hưởng đối với công trình đường bộ, thiết bị, tài sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải đường bộ và biện pháp xử lý phù hợp theo các nội dung sau:
- Các biện pháp gia cố, sửa chữa để bảo vệ công trình, kho bảo quản vật tư dự phòng, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, hàng hóa;
- Phương án sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; phương án cứu hộ, cứu nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa;
- Dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng để phòng ngừa thiên tai gây hậu quả sạt lở đường, cắt đứt giao thông đường bộ kéo dài;
- Các biện pháp chống vật va, trôi vào công trình cầu, cống khi có nước lũ;
- Các phương án bảo đảm giao thông, phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường trên các quốc lộ, đường địa phương;
- Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian sự cố, thiên tai xảy ra.
Dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy ra;
- Danh mục các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng; khu vực đổ đất, đá bị sụt trượt để tạo thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố giao thông đường bộ.
(4) Tăng cường kiểm tra công tác phòng ngừa thiên tai, sự cố, đặc biệt là tại các công trình trọng điểm, xung yếu.
(5) Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ.
(6) Chỉ huy hoạt động của lực lượng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn của đơn vị.
(7) Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến của thiên tai.
07 nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhà thầu thi công công trình đường bộ có phải thanh thải lòng sông sau khi thi công xong? (Hình từ Internet)
Nhà thầu thi công công trình đường bộ có phải thanh thải lòng sông sau khi thi công xong công trình không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT có quy định như sau:
Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang thi công xây dựng
Nhà thầu thi công công trình đường bộ, có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai sau:
...
3. Trong quá trình thi công và hoàn thành công trình phải thực hiện các quy định sau:
a) Thi công công trình phải tuân thủ theo quy trình, bảo đảm an toàn giao thông khi thi công các công trình liên quan đến đường bộ đang khai thác theo phương án, biện pháp tổ chức thi công, phương án phòng ngừa thiên tai;
b) Không vứt, bỏ vật liệu, phế thải làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thi công xong phải thanh thải lòng sông để thoát nước tốt cũng như bảo đảm an toàn giao thông thủy;
c) Khi có thiên tai sắp xảy ra trên khu vực công trình, phải bố trí người và phương tiện, thiết bị để ứng phó, khắc phục; tiến hành kiểm tra tình hình thực tế của công trình và đôn đốc thực hiện phương án phòng ngừa thiên tai;
d) Hạ thấp các thiết bị trên cao, đưa các phương tiện dưới sông vào nơi khuất gió và neo chằng chắc chắn; thu dọn vật liệu gọn gàng, đưa thiết bị vào bãi, chuẩn bị vật tư ứng cứu, sửa chữa những hư hỏng công trình đường bộ để bảo đảm giao thông an toàn êm thuận trong mọi tình huống;
đ) Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư cần thiết để tham gia việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo yêu cầu, lệnh điều động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, nhà thầu thi công công trình đường bộ phải thanh thải lòng sông sau khi thi công xong công trình để thoát nước tốt cũng như bảo đảm an toàn giao thông thủy.
Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT thì chủ đầu tư khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ mới phải bảo đảm các quy định sau:
- Thiết kế, xây dựng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm thoát lũ và các yêu cầu về phòng, chống thiên tai.
- Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch.
Lưu ý: Thông tư 40/2024/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?