08 công việc mà cán bộ quản lý được tham gia ý kiến để thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục là gì? Người học có được tham gia ý kiến không?
Những công việc nào mà cán bộ quản lý được tham gia ý kiến để thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định về những việc làm mà cán bộ quản lý tham gia ý kiến như sau:
"1. Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược, định hướng phát triển của cơ sở giáo dục
2. Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng của cơ sở giáo dục
3. Tổ chức phong trào thi đua của cơ sở giáo dục
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ sở giáo dục
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân
6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động
7. Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động
8. Các nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục."
Như vậy, trên đây là 08 công việc mà cán bộ quản lý được tham gia ý kiến trước khi Hiệu trưởng ký quyết định để thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục.
08 công việc mà cán bộ quản lý được tham gia ý kiến để thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục
Người học có được tham gia ý kiến để thực hiện dân chủ hay không?
Những việc người học tham gia ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT như sau:
"1. Kế hoạch giáo dục và đào tạo hằng năm của cơ sở giáo dục;
2. Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định;
3. Chế độ chính sách của Nhà nước;
4. Nội quy, quy định của cơ sở giáo dục có liên quan đến người học;
5. Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong cơ sở giáo dục có liên quan đến người học."
Như vậy, đối chiếu với các khoản nêu trên thì có 05 công việc mà người học được tham gia ý kiến để thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục.
Tham gia ý kiến thông qua hình thức nào?
Tại Điều 12 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT, các hình thức tham gia ý kiến bao gồm:
Căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung hoạt động, các cơ sở giáo dục áp dụng những hình thức sau:
"1. Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người đại diện với hiệu trưởng.
2. Thông qua hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động của cơ sở giáo dục; thông qua đối thoại tại cơ sở giáo dục.
3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học tham gia ý kiến.
4. Thông qua hộp thư điện tử của đơn vị để nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học tham gia ý kiến."
Do đó, việc tham gia nêu ý kiến sẽ thông qua bốn (04) hình thức sau đây: (1) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện với hiệu trưởng; (2) Thông qua hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động của cơ sở giáo dục, đối thoại tại cơ sở giáo dục; (3) Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học tham gia ý kiến; (4) Thông qua hộp thư điện tử của đơn vị để nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học tham gia ý kiến.
Trách nhiệm của cán bộ quản lý là gì?
Về trách nhiệm của cán bộ quản lý, quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 5. Trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động
1. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Đóng góp ý kiến trong hoạt động của cơ sở giáo dục; ý kiến đối với hiệu trưởng để xây dựng cơ sở giáo dục trong sạch, vững mạnh.
3. Báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục."
Như vậy, theo quy định nêu trên, nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động cần có trách nhiệm sau đây:
- Thứ nhất, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp.
- Thứ hai, đóng góp ý kiến trong hoạt động của cơ sở giáo dục; ý kiến đối với hiệu trưởng để xây dựng cơ sở giáo dục trong sạch, vững mạnh.
- Thứ ba, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?