11 nhiệm vụ của Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội hiện nay?
Tôn chỉ của Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội là gì?
Tôn chỉ của Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội theo Điều 2 Điều lệ Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 132/QĐ-UBND năm 2022 cụ thể:
Tôn chỉ: Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Thủ đô Hà Nội.
Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)
Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Hội theo Điều 7 Điều lệ Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 132/QĐ-UBND năm 2022 cụ thể:
1) Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2) Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3) Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
4) Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5) Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
6) Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
7) Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
8) Tiến hành kết nối, xúc tiến về thương mại, đầu tư khảo sát thị trường, tổ chức tọa đàm cho Hội viên, các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật để tạo nguồn thu cho Hội.
9) Giới thiệu năng lực và kết nối các hội viên trong Hội với nhau và các hội viên ngoài Hội, hỗ trợ các hội viên mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội theo quy định của pháp luật
10) Hàng năm, Hội thực hiện báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động với Sở Nội vụ, Sở Công Thương, các sở, ban, ngành liên quan, đảm bảo thời gian, chất lượng và thực hiện báo cáo công khai trong nội bộ Hội.
11) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội có quyền hạn gì?
Quyền hạn của Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội theo Điều 6 Điều lệ Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 132/QĐ-UBND năm 2022 cụ thể:
- Tuyên truyền mục đích của Hội.
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
- Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định tại Điều 14, Nghị định 45/2010/NĐ-CP (nếu có) và quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2013/TT-BNV và Nghị định 33/2012/NĐ-CP.
- Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
- Khen thưởng các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên, những người làm việc tại Hội có thành tích tốt trong công tác đóng góp xây dựng Hội hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý theo Thông tư 72 ra sao?
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?