3 nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh 10? Những đối tượng nào được tham dự kỳ thi tuyển sinh 10?
3 nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh 10?
Các đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh 10 được quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT, Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT và được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT).
Theo đó, Sở GD&ĐT quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10, gồm 3 nhóm sau đây:
(1) Nhóm đối tượng 1:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên".
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
(2) Nhóm đối tượng 2:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
(3) Nhóm đối tượng 3:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
- Người dân tộc thiểu số;
- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3 nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh 10? (Hình từ Internet)
Những đối tượng học sinh nào được tham dự kỳ thi tuyển sinh 10?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT như sau:
Đối tượng và phương thức tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh là người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
...
Theo đó, những đối tượng học sinh được tham dự kỳ thi tuyển sinh 10 là người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, cụ thể tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi (trừ một số trường hợp đặc biệt được đề cập tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học).
Trường THCS, THPT có trách nhiệm gì trong công tác tuyển sinh 10?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT như sau:
Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo, của trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
...
2. Trách nhiệm của trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
a) Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học phổ thông) và của phòng giáo dục đào tạo (đối với trường trung học cơ sở) về công tác tuyển sinh;
b) Tuyển học sinh khuyết tật có nhu cầu vào học;
c) Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trên địa bàn được phân công;
d) Tiếp nhận khiếu nại, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
đ) Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện công tác thống kê, báo cáo về cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp./.
Theo đó, trong công tác tuyển sinh 10, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông có những trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo (đối với trường trung học phổ thông) và của phòng giáo dục đào tạo (đối với trường trung học cơ sở) về công tác tuyển sinh;
- Tuyển học sinh khuyết tật có nhu cầu vào học;
- Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trên địa bàn được phân công;
- Tiếp nhận khiếu nại, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết;
- Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo về cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?