7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Hải quan 2014 về hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan như sau:
Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan
1. Đối với công chức hải quan:
a) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
c) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
d) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:
a) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Gian lận thương mại, gian lận thuế;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
e) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
g) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Như vậy, 07 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
(1) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
(2) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
(3) Gian lận thương mại, gian lận thuế;
(4) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
(5) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
(6) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
(7) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người khai hải quan trong hoạt động giám sát hải quan là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Hải quan 2014, trách nhiệm của người khai hải quan trong hoạt động giám sát hải quan như sau:
(1) Chấp hành và tạo điều kiện để cơ quan hải quan thực hiện giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.
(2) Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian được cơ quan hải quan chấp nhận. Trường hợp hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì người khai hải quan phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
(3) Sử dụng hàng hóa đúng mục đích khai báo với cơ quan hải quan.
(4) Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa đủ điều kiện theo quy định để cơ quan hải quan áp dụng các phương thức giám sát hải quan phù hợp.
(5) Xuất trình hồ sơ và hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra khi được yêu cầu.
(6) Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian thì sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý;
Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận.
Giám sát hải quan được thực hiện bằng phương thức nào?
Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Hải quan 2014 như sau:
Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
Theo đó, giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
- Niêm phong hải quan;
- Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Lưu ý: Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp.
Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?