8 tuổi học lớp mấy? Phụ huynh của học sinh tiểu học có thể chọn trường ở đâu để con theo học?

Tôi có thắc mắc là 8 tuổi học lớp mấy? Phụ huynh của học sinh tiểu học có thể chọn trường ở đâu để con theo học? Mục tiêu của giáo dục học sinh tiểu học được quy định ra sao? câu hỏi của chị V (Hà Nội).

8 tuổi học lớp mấy?

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...

Đồng thời tại Điều 33 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.
c) Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.

Theo những quy định này, cấp giáo dục tiểu học sẽ được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

Như vậy, bảng độ tuổi học sinh có thể được xác định như sau:

Độ tuổi

Lớp

07 tuổi

Lớp 2

08 tuổi

Lớp 3

09 tuổi

Lớp 04

10 tuổi

Lớp 5

Từ bảng này có thể thấy, đối với học sinh 8 tuổi thì sẽ học lớp 3, trừ trường hợp trẻ học vượt hoặc học muộn, lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

8 tuổi học lớp mấy? Phụ huynh của học sinh tiểu học có thể chọn trường ở đâu để con theo học?

8 tuổi học lớp mấy? Phụ huynh của học sinh tiểu học có thể chọn trường ở đâu để con theo học? (hình từ internet)

Học sinh tiểu học có thể chọn trường ở đâu để theo học?

Tại Điều 35 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quyền của học sinh
1. Được học tập
a) Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
b) Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
...

Theo đó, phụ huynh học sinh tiểu học được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

Mục tiêu của giáo dục học sinh tiểu học được quy định ra sao?

Mục tiêu của giáo dục học sinh tiểu học được quy định tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 như sau:

Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
...

Như vậy, ngoài các mục tiêu được nêu tại khoản 1 Điều này, giáo dục học sinh tiểu học còn nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Giáo dục tiểu học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn kể về việc đã làm cùng người thân lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên ông bụt lớp 4? Nhiệm vụ học sinh lớp 4 là gì?
Pháp luật
Viết một bức thư thăm hỏi một người thân ở xa lớp 4? Mẫu bài viết một bức thư thăm hỏi một người thân ở xa lớp 4 chọn lọc?
Pháp luật
Đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông suối ao hồ lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu viết thư gửi Chúa Hài Đồng hay, ý nghĩa? Viết thư gửi Chúa Hài Đồng 2024? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
Pháp luật
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong truyện đó? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
Pháp luật
Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của một cây bóng mát chọn lọc? Viết đoạn văn tả cây bóng mát? Nhiệm vụ HS tiểu học?
Pháp luật
Lập dàn ý tả con vật ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục tiểu học
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
4,022 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục tiểu học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục tiểu học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào