Ai có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm? Khi tàu thuyền hoặc tài sản chìm đắm thì có thể báo cho cơ quan nào?
Khi tàu thuyền hoặc tài sản chìm đắm thì có thể báo cho cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thông tin về tài sản chìm đắm
1. Trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản chìm đắm
Chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm; trường hợp tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phải thông báo cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan. Việc cung cấp thông tin có thể thực hiện bằng một hoặc nhiều phương thức sau: Trực tiếp, điện thoại, fax, email hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
2. Cơ quan tiếp nhận thông tin về tài sản chìm đắm, gồm:
a) Cảng vụ hàng hải tại khu vực đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;
b) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa tại khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;
c) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương;
d) Cơ quan quân sự tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng;
đ) Cơ quan công an tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực an ninh.
3. Khi nhận được thông tin về tài sản chìm đắm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm:
a) Xác nhận về việc tiếp nhận thông tin; kiểm tra và xác minh thông tin đã nhận;
b) Phối hợp hoặc tổ chức bảo quản tài sản bị chìm đắm; trường hợp tài sản bị chìm đắm ở ngoài vùng nước cảng biển hoặc tuyến đường thủy nội địa thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản chìm đắm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức thực hiện việc bảo quản tài sản;
c) Tổ chức thiết lập báo hiệu cảnh báo, thông báo hàng hải, đường thủy nội địa và điều tiết giao thông nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu thuyền.
Chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền như sau:
+ Cảng vụ hàng hải tại khu vực đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;
+ Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa tại khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;
+ Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương;
+ Cơ quan quân sự tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng;
+ Cơ quan công an tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực an ninh.
Ai có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm? (Hình từ Internet)
Ai có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm như sau:
Nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm
1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm.
Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan; người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
2. Đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh, quốc phòng hoặc tài sản chìm đắm nguy hiểm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ lập phương án trục vớt trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này phê duyệt.
Trường hợp chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện tổ chức trục vớt hoặc trục vớt tài sản chìm đắm không đúng thời hạn yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định việc trục vớt tài sản chìm đắm, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng. Cảng vụ chủ trì, tổ chức trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
3. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm ngoài việc thực hiện các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, còn phải thực hiện các quy định có liên quan của pháp luật về sử dụng biển và pháp luật về tài nguyên, môi trường biển, đảo; đồng thời áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu sự cố gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải áp dụng ngay mọi biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, xử lý ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm.
- Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan;
- Người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
- Ngoài ra, chủ sở hữu tài sản chìm đắm còn phải thực hiện các quy định có liên quan của pháp luật về sử dụng biển và pháp luật về tài nguyên, môi trường biển, đảo; đồng thời áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu sự cố gây ô nhiễm môi trường.
- Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải áp dụng ngay mọi biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, xử lý ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt như sau:
Thẩm quyền phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự.
3. Bộ Công an chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh quốc gia.
4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm như sau:
a) Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt. Trước khi phê duyệt phương án trục vớt, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải báo cáo và nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải;
b) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ hàng hải đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm xác định được chủ sở hữu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, trong vùng nước cảng biển hoặc vùng biển Việt Nam do chủ sở hữu tài sản chìm đắm tổ chức trục vớt.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và phân cấp cho các cơ quan sau đây thực hiện:
a) Sở Giao thông vận tải phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải tổ chức trục vớt;
b) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm đã xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm.
Như vậy, tùy theo tính chất của vụ việc mà thẩm quyền phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt cũng sẽ khác nhau anh nha.
5 cơ quan có thẩm quyền trong việc này là:
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Bộ Quốc phòng;
+ Bộ Công an;
+ Bộ Giao thông vận tải;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?