Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp? Để được bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp thì cá nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Ai có quyền bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
3. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
4. Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
7. Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
8. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
9. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
10. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
11. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
12. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, người có quyền bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kiểm sát viên (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp thì cá nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 79 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì cá nhân có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự khi đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Có đủ tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên quy định tại Điều 75 của Luật này.
+ Đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm.
+ Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
+ Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới.
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.
Tuy nhiên, trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, cá nhân có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự khi đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên.
+ Có đủ tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên quy định tại Điều 75 của Luật này.
+ Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
+ Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên cấp dưới;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp.
Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp phải tuyên thệ những nội dung gì?
Theo Điều 85 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp phải tuyên thệ những nội dung sau:
(1) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân.
(2) Đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật.
(3) Kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội.
(4) Không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
(5) Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?