Ai có quyền cách chức Thứ trưởng Bộ Công Thương? Thứ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nhiệm vụ nào?

Ai có quyền cách chức Thứ trưởng Bộ Công Thương? Thứ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nhiệm vụ nào? Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Công Thương được quy định như thế nào? - câu hỏi của anh N. (Tiền Giang)

Ai có quyền cách chức Thứ trưởng Bộ Công Thương?

Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn được căn cứ theo Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 98
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
...

Căn cứ theo quy định nêu trên thì Thủ tướng Chính phủ có quyền cách chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Thứ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nhiệm vụ nào?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thứ trưởng và tương đương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023), Thứ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Nhiệm vụ, Mảng công việc

Công việc

Tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng

1. Giúp Bộ trưởng quản lý, điều hành một số mảng công việc của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

2. Tham gia xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách được giao.

3. Tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của Bộ, cơ quan ngang Bộ; đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ đối với các đơn vị và người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ được giao phụ trách.

4. Điều hành cơ quan khi được Bộ trưởng ủy quyền.

Tham gia các Hội đồng, Ban chỉ đạo

(Theo phân công cụ thể)

Thực hiện chế độ hội họp

1. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động theo mảng công việc được giao với Bộ trưởng (theo phân công và theo quy định).

2. Tham gia các cuộc họp, hội nghị về công tác có liên quan theo phân công của Bộ trưởng.

3. Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo lĩnh vực được giao phụ trách.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách


Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.


thứ trưởng bộ công thương

Ai có quyền cách chức Thứ trưởng Bộ Công Thương? Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Công Thương? (Hình từ Internet)

Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Công Thương được quy định như thế nào?

Phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Công Thương được căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 như sau:

(1) Chỉ đạo việc thực hiện công tác quản lý nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình và các văn bản quản lý khác trong lĩnh vực được Bộ trưởng phân công và theo dõi, đôn đốc cho đến khi có sản phẩm cuối cùng;

- Phê duyệt kế hoạch, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ riêng lẻ theo lĩnh vực được phân công của Thứ trưởng;

(2) Chỉ đạo kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Bộ trưởng trong phạm vi được phân công, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung;

(3) Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác thì trực tiếp phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng còn có các ý kiến khác nhau, phải báo cáo Bộ trưởng quyết định;

(4) Trong phạm vi địa bàn, cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách, có ý kiến về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, nhân sự trước khi đơn vị và Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng xem xét, quyết định hoặc đưa ra trao đổi trong Ban cán sự, bao gồm:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy; biên chế công chức, viên chức;

- Tuyển dụng công chức; phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức; tiếp nhận; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; điều động, biệt phái, luân chuyển; bổ nhiệm ngạch, xếp lương theo ngạch; thay đổi chức danh nghề nghiệp (chuyển hạng hoặc thăng hạng), xếp lương theo chức danh nghề nghiệp; nâng bậc lương;

- Kéo dài thời gian công tác; miễn nhiệm; từ chức; đào tạo, bồi dưỡng; cử đi đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài nước; cử đi công tác nước ngoài; khen thưởng; kỷ luật; đánh giá, xếp loại chất lượng; nghỉ hưu; thôi việc và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức;

(5) Có ý kiến về việc đánh giá (tại các thời điểm đánh giá theo quy định), xếp loại chất lượng đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị, trên cơ sở đó người đứng đầu đơn vị quyết định kết quả đánh giá, mức xếp loại chất lượng đối với cấp phó;

- Trường hợp người đứng đầu đơn vị đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cấp phó khác với ý kiến của Thứ trưởng phụ trách thì phải nêu rõ lý do và báo cáo lại Thứ trưởng phụ trách đơn vị;

(6) Ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng theo phân công, ủy quyền của Bộ trưởng và phải báo cáo Bộ trưởng văn bản đã ký thay (thể hiện tại phần nơi nhận văn bản);

(7) Ký thay Bộ trưởng quyết định về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, nhân sự nêu tại điểm d khoản 2 này đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng và là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trở xuống (theo phân công tại Phiếu trình, Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng);

(8) Báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công;

(9) Đối với các nội dung về đầu tư, ngân sách chi thường xuyên, quy trình thẩm định, trình duyệt quyết định phê duyệt dự án đấu thầu, quyết toán dự án hoàn thành:

- Đối với nguồn chi thường xuyên: Các đơn vị đầu mối (Vụ, Cục, Viện, Trường...) trình Lãnh đạo Bộ phụ trách ngành, đơn vị phê duyệt các nhiệm vụ, sau đó trình Lãnh đạo Bộ phụ trách tài chính xem xét trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt và ủy quyền Lãnh đạo Bộ phụ trách tài chính ký công văn gửi Bộ Tài Chính.

+ Công tác thẩm định, phân bổ và tổng hợp quyết toán chung của Bộ cũng được thực hiện theo quy trình trên. Lãnh đạo Bộ phụ trách tài chính của Bộ ký duyệt tổng hợp dự toán, quyết toán kinh phí chung các nhiệm vụ của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài chính;

- Đối với nguồn vốn đầu tư công: Về quy trình thẩm định, trình duyệt quy định phê duyệt dự án đầu tư, đấu thầu, quyết toán dự án hoàn thành, trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư, đơn vị phụ trách trình Lãnh đạo Bộ phụ trách ngành, đơn vị xem xét, quyết định phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

+ Đơn vị phụ trách theo dõi, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách tài chính về tình hình chung các dự án đầu tư công của Bộ, báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách ngành, đơn vị chỉ đạo triển khai các dự án thuộc ngành, đơn vị được giao phụ trách.

Bộ Công Thương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định?
Pháp luật
Viên chức Bộ Công thương có được thắp nhang tại nơi làm việc không? Khi sử dụng mạng xã hội thì viên chức không được thực hiện hoạt động nào?
Pháp luật
Người lao động Bộ Công thương có được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc không? Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng như thế nào?
Pháp luật
Bộ Công Thương có được ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ khi không có bên yêu cầu không?
Pháp luật
Bộ Công Thương có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử không?
Pháp luật
Bộ Công Thương hay Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình giá điều hành các mặt hàng xăng dầu?
Pháp luật
Bộ Công thương có được thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại tại WTO hay không?
Pháp luật
Ai có quyền cách chức Thứ trưởng Bộ Công Thương? Thứ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Chánh Văn phòng Bộ Công Thương được hưởng phụ cấp chức vụ bao nhiêu? Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ?
Pháp luật
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương thì cần đảm nhiệm qua các chức vụ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Công Thương
1,167 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Công Thương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Công Thương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào