Ai có quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước của cơ sở công nghiệp an ninh? Hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh được phân thành bao nhiêu loại?
Ai có quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước của cơ sở công nghiệp an ninh?
Theo Điều 7 Nghị định 63/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức, nhiệm vụ của cơ sở công nghiệp an ninh
1. Nhà nước đầu tư hoặc tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp an ninh, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu. Căn cứ quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở công nghiệp an ninh, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc đề xuất cấp thẩm quyền quyết định loại hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của từng cơ sở công nghiệp an ninh.
2. Nhiệm vụ của cơ sở công nghiệp an ninh
a) Nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, phát triển sản phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ và các sản phẩm khác phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại;
b) Nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, cung ứng, phát triển, kinh doanh sản phẩm công nghiệp an ninh lưỡng dụng phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật của lực lượng Công an nhân dân, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của xã hội.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu nhà nước đầu tư hoặc tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp an ninh.
Căn cứ quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở công nghiệp an ninh, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc đề xuất cấp thẩm quyền quyết định loại hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của từng cơ sở công nghiệp an ninh.
Hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh được phân thành bao nhiêu loại?
Hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh được phân thành bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)
Theo Điều 8 Nghị định 63/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh
1. Cơ sở nghiên cứu; cơ sở ứng dụng, thí nghiệm khoa học, công nghệ được tổ chức thành đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp khoa học công nghệ trong Công an nhân dân.
2. Cơ sở chế tạo, sản xuất, sửa chữa, lắp ráp sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng do Nhà nước đầu tư, được tổ chức thành đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
3. Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa công nghiệp an ninh do Bộ Công an quản lý và công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý.
4. Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng được thành lập trên cơ sở hợp tác, liên doanh giữa doanh nghiệp trong Công an nhân dân với doanh nghiệp khác, trong đó phần vốn của Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh được phân thành 04 loại, gồm:
– Cơ sở nghiên cứu; cơ sở ứng dụng, thí nghiệm khoa học, công nghệ được tổ chức thành đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp khoa học công nghệ trong Công an nhân dân.
– Cơ sở chế tạo, sản xuất, sửa chữa, lắp ráp sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng do Nhà nước đầu tư, được tổ chức thành đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp trong Công an nhân dân.
– Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa công nghiệp an ninh do Bộ Công an quản lý và công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý.
– Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa sản phẩm công nghiệp an ninh chuyên dụng và lưỡng dụng được thành lập trên cơ sở hợp tác, liên doanh giữa doanh nghiệp trong Công an nhân dân với doanh nghiệp khác, trong đó phần vốn của Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Được phép hợp tác quốc tế với các tổ chức nước ngoài những nội dung gì về công nghiệp an ninh?
Theo Điều 10 Nghị định 63/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hợp tác quốc tế về công nghiệp an ninh
1. Thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác với Chính phủ, các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Trao đổi thông tin, tài liệu kỹ thuật và chuyển giao công nghệ phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh.
3. Hợp tác, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất, phát triển sản phẩm; nghiên cứu ứng dụng, triển khai sản xuất phục vụ công nghiệp an ninh; xúc tiến thương mại, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp an ninh.
4. Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp an ninh.
Theo đó, được phép hợp tác quốc tế với các tổ chức nước ngoài những nội dung sau đây về công nghiệp an ninh:
– Thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác với Chính phủ, các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
– Trao đổi thông tin, tài liệu kỹ thuật và chuyển giao công nghệ phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh.
– Hợp tác, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất, phát triển sản phẩm; nghiên cứu ứng dụng, triển khai sản xuất phục vụ công nghiệp an ninh; xúc tiến thương mại, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp an ninh.
– Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?