Ai có quyền đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ? Cơ quan đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ có trách nhiệm gì?
Ai có quyền đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ?
Căn cứ vào Điều 84 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ như sau:
Đề nghị xây dựng nghị định
1. Đề nghị xây dựng nghị định được áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành nghị định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.
3. Đề nghị xây dựng nghị định được xây dựng trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định;
c) Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.
Ai có quyền đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ? (Hình từ Internet)
Cơ quan đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ có trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 85 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ như sau:
- Tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.
Trong trường hợp cần thiết, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đó phụ trách có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.
- Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.
- Xây dựng nội dung của chính sách và đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị định.
- Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại Điều 87 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
- Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và tổng hợp, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý đối với đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này.
Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ theo trình tự nào?
Căn cứ vào Điều 89 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi khoản 22 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) như sau:
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định
1. Bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này; trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.
2. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Chính phủ bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật này đã được chỉnh lý;
b) Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
c) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 87 của Luật này và tài liệu quy định tại điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
3. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật này;
b) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 87 của Luật này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
4. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định của bộ, cơ quan ngang bộ và đề xuất đưa vào phiên họp của Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.
5. Chính phủ xem xét, thông qua tại phiên họp của Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này theo trình tự sau đây:
a) Đại diện bộ, cơ quan ngang bộ trình bày tờ trình đề nghị xây dựng nghị định;
b) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
d) Chính phủ thảo luận;
đ) Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị xây dựng nghị định.
6. Trên cơ sở thảo luận, thông qua đề nghị xây dựng nghị định của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, cơ quan đề nghị xây dựng nghị định soạn thảo nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng nghị định, trong đó nêu rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ký ban hành.
Như vậy, Chính phủ xem xét, thông qua tại phiên họp của Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 theo trình tự sau đây:
- Đại diện bộ, cơ quan ngang bộ trình bày tờ trình đề nghị xây dựng nghị định;
- Đại diện Bộ Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định;
- Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
- Chính phủ thảo luận;
- Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị xây dựng nghị định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?