Ai có quyền giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên? Quyền và trách nhiệm của chủ thể giám sát là gì?
- Ai có quyền giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên?
- Nội dung, phạm vi và hình thức giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là gì?
- Quyền và trách nhiệm của chủ thể giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là gì?
- Khi phát hiện những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thì chủ thể giám sát có thể báo cáo, phản ảnh với ai?
Ai có quyền giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên?
Căn cứ vào Điều 4 Quy định 124-QĐ/TW năm 2018 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Chủ thể giám sát
1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở.
2- Nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; phản ảnh, kiến nghị đến cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan có thẩm quyền về những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở là chủ thể giám sát về những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; phản ảnh, kiến nghị đến cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan có thẩm quyền về những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Ai có quyền giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên? (Hình từ Internet)
Nội dung, phạm vi và hình thức giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là gì?
Căn cứ vào Điều 5, 6 và Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2018 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
- Nội dung giám sát:
+ Các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
+ Việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên.
- Phạm vi giám sát:
+ Giám sát người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp ở nơi làm việc; giám sát cán bộ, đảng viên sinh hoạt, cư trú trên địa bàn khu dân cư.
+ Trường hợp phát hiện cán bộ, đảng viên không thuộc cấp ủy cùng cấp quản lý có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống thì chủ thể giám sát báo cáo, phản ảnh với cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, đảng viên.
- Hình thức giám sát:
+ Thông qua việc quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
+ Thông qua tiếp nhận thông tin báo cáo, phản ảnh của các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên và nhân dân; dư luận xã hội, cơ quan truyền thông đại chúng.
Quyền và trách nhiệm của chủ thể giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là gì?
Căn cứ vào Điều 9 Quy định 124-QĐ/TW năm 2018 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Chủ thể giám sát có các quyền và trách nhiệm như sau:
- Giám sát thường xuyên đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên trong phạm vi giám sát.
- Được mời tham dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân liên quan đến nội dung giám sát; các cuộc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.
- Công tâm, dân chủ, khách quan khi thực hiện giám sát; chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng về kết quả giám sát; tránh nể nang, né tránh hoặc để bị lợi dụng trong hoạt động giám sát.
- Báo cáo kết quả giám sát với cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền và cơ quan quản lý cán bộ, đảng viên; đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, kiểm tra, xử lý kết quả giám sát; theo dõi việc xử lý kết quả giám sát của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và đối tượng được giám sát.
Khi phát hiện những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thì chủ thể giám sát có thể báo cáo, phản ảnh với ai?
Căn cứ vào Điều 8 Quy định 124-QĐ/TW năm 2018 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Tiếp nhận, xử lý thông tin giám sát
1 - Khi phát hiện hoặc tiếp nhận báo cáo, phản ảnh về những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội báo cáo bằng văn bản hoặc phản ảnh trực tiếp với cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp để xem xét, xử lý.
2- Cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền sau khi tiếp nhận báo cáo, phản ảnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xem xét, giải quyết. Chậm nhất 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, phản ảnh của chủ thể giám sát, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết đến chủ thể giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Nếu vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày làm việc. Trường hợp xác định cán bộ, đảng viên có vi phạm thì cấp ủy, tổ chức đảng xem xét, xử lý theo quy định.
Như vậy, khi phát hiện hoặc tiếp nhận báo cáo, phản ảnh về những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội báo cáo bằng văn bản hoặc phản ảnh trực tiếp với cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp để xem xét, xử lý.
Chậm nhất 20 ngày làm việc (nếu vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày làm việc) kể từ ngày nhận được báo cáo, phản ảnh của chủ thể giám sát, cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết đến chủ thể giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trường hợp xác định cán bộ, đảng viên có vi phạm thì cấp ủy, tổ chức đảng xem xét, xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?