Ai có quyền ký quyết định tước cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân theo quy định?
Ai có quyền ký quyết định tước cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân theo quy định?
Theo Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về thẩm quyền tước cấp bậc hàm như sau:
Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.
Theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm.
Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
Như vậy, Chủ tịch nước có quyền ký quyết định tước cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân theo quy định.
Thủ tục tước cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 27 Luật Công an nhân dân 2018 quy định thủ tục tước cấp bậc hàm trong Công an nhân dân như sau:
Thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm trong Công an nhân dân
1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng.
Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Như vậy, thủ tục tước cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân được thực hiện như sau: Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tước cấp bậc hàm cấp tướng.
Lưu ý: Việc tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an.
Ai có quyền ký quyết định tước cấp bậc hàm Thiếu tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân theo quy định? (Hình từ Internet)
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được quy định như thế nào?
Theo Điều 29 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Biệt phái sĩ quan Công an nhân dân
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái sĩ quan Công an nhân dân đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm đối với sĩ quan biệt phái thực hiện như đối với sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân, trừ sĩ quan biệt phái quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 25 và khoản 1 Điều 27 của Luật này.
Sĩ quan Công an nhân dân khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái được xem xét, bố trí chức vụ tương đương chức vụ biệt phái; được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ biệt phái.
3. Cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan Công an nhân dân được biệt phái đến có trách nhiệm giao nhiệm vụ, giữ bí mật và bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho sĩ quan biệt phái theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân.
Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm đối với sĩ quan biệt phái thực hiện như đối với sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân, trừ sĩ quan biệt phái quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 và khoản 1 Điều 27 Luật Công an nhân dân 2018.
Sĩ quan Công an nhân dân khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái được xem xét, bố trí chức vụ tương đương chức vụ biệt phái; được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ biệt phái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?