Ai có quyền quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ?
- Chương trình hỗ trợ phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ gồm những hoạt động nào?
- Ai có quyền quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ?
- Ban Chủ nhiệm Chương trình hỗ trợ phát triển có trách nhiệm như thế nào?
Chương trình hỗ trợ phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ gồm những hoạt động nào?
Ai có quyền quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BKHCN quy định như sau:
Nhiệm vụ của Chương trình
Nhiệm vụ của Chương trình bao gồm: Nhiệm vụ khoa học và công nghệ và hoạt động chung của Chương trình.
....
2. Hoạt động chung của Chương trình
a) Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Chương trình; xây dựng các báo cáo tổng kết, đánh giá về Chương trình; hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình.
b) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
c) Tổ chức các chương trình khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm từ các mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ thành công, tiêu biểu ở trong nước và nước ngoài; mô hình tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện thành công cơ chế tự chủ.
d) Hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình.
đ) Các hoạt động khác phục vụ việc triển khai thực hiện Chương trình.
Theo đó, hoạt động của Chương trình hỗ trợ phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ bao gồm:
- Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết Chương trình hỗ trợ phát triển;
- Xây dựng các báo cáo tổng kết, đánh giá về Chương trình hỗ trợ phát triển;
- Hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình hỗ trợ phát triển.
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
- Tổ chức các chương trình khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm từ các mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ thành công, tiêu biểu ở trong nước và nước ngoài; mô hình tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện thành công cơ chế tự chủ.
- Hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình hỗ trợ phát triển.
- Các hoạt động khác phục vụ việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển.
Ai có quyền quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ?
Theo Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-BKHCN quy định như sau:
Cơ quan quản lý Chương trình
1. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, thống nhất quản lý Chương trình, tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Chương trình.
2. Chương trình có Ban Chủ nhiệm Chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập và quy định tổ chức, hoạt động.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao đơn vị chức năng thuộc Bộ làm đơn vị quản lý nhiệm vụ và đơn vị quản lý kinh phí để tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình. Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị tham gia quản lý Chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
Theo đó, căn cứ trên quy định Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, thống nhất quản lý Chương trình, tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Chương trình hỗ trợ phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ.
Chương trình hỗ trợ phát triển có Ban Chủ nhiệm Chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập và quy định tổ chức, hoạt động.
Ban Chủ nhiệm Chương trình hỗ trợ phát triển có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 22 Thông tư 19/2016/TT-BKHCN quy định như sau:
Ban Chủ nhiệm Chương trình
1. Cụ thể hóa mục tiêu và nội dung của Chương trình đã được xác định tại Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 và Quyết định số 1381/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 592/QĐ-TTg để làm căn cứ lựa chọn và bố trí các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình vào kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm và từng giai đoạn.
2. Phối hợp với đơn vị quản lý nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình, kế hoạch khảo sát, khai thác các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng tham gia Chương trình và tổ chức các hoạt động chung của Chương trình.
3. Phối hợp với đơn vị quản lý nhiệm vụ, đơn vị quản lý kinh phí theo dõi, giám sát tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình bảo đảm đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ và kinh phí đã được phê duyệt; đánh giá, nghiệm thu, tổng kết các nhiệm vụ thuộc Chương trình; đề xuất xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Chương trình.
4. Phối hợp với đơn vị quản lý nhiệm vụ đề xuất với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ các hình thức khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc và đề xuất các biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm trong quá trình tổ chức, quản lý và thực hiện Chương trình.
5. Tổ chức phối hợp lồng ghép các hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi Chương trình với các chương trình và dự án khác có liên quan.
Theo đó, trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ của Ban Chủ nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?