Ai có quyền quy định việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 cho công nhân quốc phòng?
- Để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một nghề thì công nhân quốc phòng phải đáp ứng điều kiện gì?
- Ai có quyền quy định việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 cho công nhân quốc phòng?
- Khung trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của công nhân quốc phòng được quy định ra sao?
Để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một nghề thì công nhân quốc phòng phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 83/2016/NĐ-CP quy định Điều kiện nâng bậc trình độ kỹ năng nghề như sau:
Quy định Điều kiện nâng bậc trình độ kỹ năng nghề
...
4. Để được dự thi đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 3 của một nghề, công nhân quốc phòng phải đáp ứng được một trong các Điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề, công nhân kỹ thuật tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
c) Học xong chương trình cao đẳng, cao đẳng nghề tương ứng với nghề dự thi.
5. Để được dự thi đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một nghề, công nhân quốc phòng phải đáp ứng được một trong các Điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
b) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
c) Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề, công nhân kỹ thuật tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 09 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
d) Học xong chương trình đại học tương ứng với nghề dự thi.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của một nghề, công nhân quốc phòng phải đáp ứng được một trong các Điều kiện sau:
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3 hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2 hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp đó;
- Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 1 hoặc chứng chỉ sơ cấp, bằng nghề, công nhân kỹ thuật tương ứng với nghề dự thi và có ít nhất 09 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó;
- Học xong chương trình đại học tương ứng với nghề dự thi.
Ai có quyền quy định việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 cho công nhân quốc phòng? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quy định việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 cho công nhân quốc phòng?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 83/2016/NĐ-CP quy định Điều kiện nâng bậc trình độ kỹ năng nghề như sau:
Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề và tổ chức kiểm tra đánh giá bậc trình độ kỹ năng nghề
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại, hủy bỏ hoặc thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng; nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ kỹ năng nghề bậc 4 cho công nhân quốc phòng.
Khung trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của công nhân quốc phòng được quy định ra sao?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 83/2016/NĐ-CP quy định khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng như sau:
Khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng
Khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng làm việc trong các lĩnh vực tương ứng với ngành, nghề dân dụng thực hiện theo quy định về khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.
Khung trình độ kỹ năng nghề của công nhân quốc phòng làm việc trong các ngành, nghề đặc thù của quân đội, cụ thể từng bậc như sau:
...
4. Bậc 4:
a) Thực hiện được cơ bản các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong một số tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực được phân công; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và một số yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng làm việc độc lập và hướng dẫn người khác trong tổ, nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
Như vậy, khung trình độ kỹ năng nghề bậc 4 của công nhân quốc phòng được quy định như trên.
Lưu ý: Công nhân quốc phòng đang thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện và thực hiện các nhiệm vụ khác của Quân đội và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?