Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam? Nhiệm kỳ các thành viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty là bao nhiêu năm?
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được phê chuẩn kèm theo Nghị định 38-CP năm 1995 quy định như sau:
....
3. Hội đồng Quản trị có 7 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng Quản trị được quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Hội đồng Quản trị gồm một số thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội đồng Quản trị, một thành viên kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm Trưởng ban Ban kiểm soát và một số thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí, kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị không kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có 7 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ các thành viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được phê chuẩn kèm theo Nghị định 38-CP năm 1995 quy định như sau:
...
4. Nhiệm kỳ các thành viên Hội đồng Quản trị là năm (5) năm. Thành viên Hội đồng Quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Hội đồng Quản trị có thể bị miễn nhiệm và được thay thế trong những trường hợp sau:
- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Tổng công ty;
- Không đủ khả năng đảm nhiệm công việc, theo đề nghị của ít nhất là 2/3 thành viên đương nhiệm;
- Xin từ nhiệm;
- Khi có quyết định bố trí công việc khác.
...
Theo đó, nhiệm kỳ các thành viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là năm (5) năm. Thành viên Hội đồng Quản trị có thể được bổ nhiệm lại.
Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có quyền quyết định các dự án liên doanh với nước ngoài không?
Căn cứ quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được phê chuẩn kèm theo Nghị định 38-CP năm 1995 quy định như sau
...
2. Hội đồng Quản trị có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
a) Nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, vùng biển, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Tổng công ty;
b) Xem xét, phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc phân giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên và phương án điều hoà vốn và các nguồn lực khác giữa các đơn vị thành viên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các phương án đó;
c) Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong Tổng công ty; việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực được giao; việc thực hiện các nghị quyết và quyết định của Hội đồng Quản trị, các quy định của luật pháp; việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
d) Thông qua đề nghị của Tổng giám đốc để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của Tổng công ty; thông qua việc phân chia lô, quy hoạch vùng để quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên dầu khí; quyết định kế hoạch hàng năm của Tổng công ty để Tổng giám đốc giao cho các đơn vị thành viên;
đ) Tổ chức xét duyệt, thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư, dự án đầu tư mới, dự án hợp tác đầu tư với bên nước ngoài bằng vốn do Tổng công ty quản lý;
e) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc nếu được Thủ tướng uỷ quyền thì quyết định các dự án liên doanh với nước ngoài theo quy định của Chính phủ; quyết định các dự án liên doanh trong nước, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A; được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định các dự án nhóm B và C; uỷ quyền cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc đơn vị thành viên duyệt các dự án đầu tư nhỏ. Phê chuẩn phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh của Tổng công ty do Tổng giám đốc trình. Đề nghị thành lập, tách, nhập, giải thể các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật. Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ tài sản;
...
Như vậy, Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có quyền trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc nếu được Thủ tướng uỷ quyền thì quyết định các dự án liên doanh với nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Hoặc Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có quyền quyết định các dự án liên doanh trong nước, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?