Ai có quyền quyết định công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa? Công tác công nhận Đăng kiểm viên lần đầu được tiến hành như thế nào?
Ai có quyền quyết định công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa?
Ai có quyền quyết định công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa? (Hình từ Internet)
Theo Điều 21 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về thẩm quyền công nhận, đình chỉ Đăng kiểm viên như sau:
Thẩm quyền công nhận, đình chỉ Đăng kiểm viên
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận, đình chỉ Đăng kiểm viên và thu hồi Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên theo quy định tại Thông tư này.
Theo đó, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có quyền quyết định việc công nhận, đình chỉ Đăng kiểm viên và thu hồi Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa.
Hồ sơ đề nghị công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa lần đầu gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về hồ sơ đề nghị công nhận Đăng kiểm viên như sau:
Hồ sơ đề nghị công nhận Đăng kiểm viên
Người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên hoàn thiện 01 bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hình thức phù hợp khác. Hồ sơ bao gồm:
1. Hồ sơ công nhận Đăng kiểm viên lần đầu
a) Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này (bản chính);
b) Lý lịch chuyên môn của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này (bản chính);
c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực các văn bằng chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ;
d) Báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (bản chính).
Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa gồm những thành phần như sau:
- Giấy đề nghị của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 49/2015/TT-BGTVT (bản chính), Phụ lục này bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 29/09/2023)
- Lý lịch chuyên môn của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 49/2015/TT-BGTVT (bản chính) Phụ lục này bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 29/09/2023);
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực các văn bằng chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ;
- Báo cáo thực tập nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 49/2015/TT-BGTVT (bản chính).
Công tác công nhận Đăng kiểm viên lần đầu được tiến hành như thế nào?
Theo Điều 24 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT, công tác công nhận Đăng kiểm viên lần đầu được triển khai thực hiện như sau:
- Đầu tiên, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trong phạm vi 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cho đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên hoàn thiện lại;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất với đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên về thời gian, địa điểm để tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ.
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế tối đa 03 tháng, kể từ ngày thông báo.
- Sau đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên; lập biên bản kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.
+ Nếu năng lực thực hành của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên không đạt thì thông báo cho đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên, thời gian kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ lại tối thiểu sau 03 tháng, kể từ ngày thông báo;
++ Nếu kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ lại không đạt thì Đăng kiểm viên phải được cập nhật lại lý thuyết trước khi đánh giá lần 2 sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo;
+ Nếu năng lực của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên đạt yêu cầu thì Hội đồng công nhận Đăng kiểm viên căn cứ vào:
++ Tiêu chuẩn đăng kiểm viên quy định tại Thông tư 49/2015/TT-BGTVT
++ Kết quả kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ theo biên bản kiểm tra quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 49/2015/TT-BGTVT đề nghị Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định công nhận Đăng kiểm viên Tải về
++ Và cấp Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư 49/2015/TT-BGTVT trong phạm vi 03 ngày làm việc sau khi có kết quả kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ của người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên.
Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp.
- Kết quả công nhận Đăng kiểm viên được trả cho Đơn vị đăng kiểm và người được đề nghị công nhận Đăng kiểm viên trực tiếp tại trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?