Ai có quyền quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm? Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm bao gồm những nội dung gì?
Ai có quyền quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm?
Căn cứ vào Điều 10 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
1. Quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
2. Quyết định, điều chỉnh tổng mức vay và trả nợ của ngân sách nhà nước hằng năm.
Căn cứ vào Luật Quản lý nợ công 2017 thì Bộ Tài chính là cơ quan xây dựng và trình Chính phủ (điểm b khoản 1 Điều 15 Luật Quản lý nợ công 2017). Sau đó Chính phủ trình Quốc hội (điểm a khoản 2 Điều 13 Luật Quản lý nợ công 2017) quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
Như vậy, Quốc hội là cơ quan quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
Ai có quyền quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm? (Hình từ Internet)
Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định như sau:
Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
1. Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm bao gồm:
a) Chỉ tiêu an toàn nợ công;
b) Tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ;
c) Các giải pháp quản lý nợ công.
2. Nội dung chủ yếu của báo cáo kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm trình Quốc hội quyết định bao gồm:
a) Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, mục tiêu, định hướng, giải pháp về vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn trước; đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm;
b) Mục tiêu, chỉ tiêu an toàn nợ công; định hướng, giải pháp quản lý nợ công nhằm bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững giai đoạn 05 năm tiếp theo;
c) Tổng mức vay và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bao gồm vay về cho vay lại, tổng mức vay và trả nợ của chính quyền địa phương, hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 05 năm tiếp theo;
d) Các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, bao gồm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ 05 năm giai đoạn trước; đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; định hướng, giải pháp quản lý nợ, tổng mức vay và nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương giai đoạn 05 năm tiếp theo, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
4. Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định.
5. Trình tự lập, quyết định kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm thực hiện theo trình tự lập, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Trong trường họp tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá, lãi suất, bội chi ngân sách nhà nước biến động hoặc khả năng huy động vốn vay không đạt mục tiêu đã được phê duyệt, dẫn đến các chỉ tiêu an toàn nợ công chạm ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Chính phủ thực hiện các giải pháp để bảo đảm các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt mức trần Quốc hội quy định. Trường hợp phải điều chỉnh các chỉ tiêu an toàn nợ công, Chính phủ xây dựng phương án điều chỉnh trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm bao gồm:
- Chỉ tiêu an toàn nợ công;
- Tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ;
- Các giải pháp quản lý nợ công.
Nội dung chủ yếu của báo cáo kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm trình Quốc hội quyết định bao gồm:
+ Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, mục tiêu, định hướng, giải pháp về vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn trước; đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm;
+ Mục tiêu, chỉ tiêu an toàn nợ công; định hướng, giải pháp quản lý nợ công nhằm bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững giai đoạn 05 năm tiếp theo;
+ Tổng mức vay và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bao gồm vay về cho vay lại, tổng mức vay và trả nợ của chính quyền địa phương, hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 05 năm tiếp theo;
+ Các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch.
Việc lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm như sau:
Căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm:
- Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính quốc gia 05 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn trước.
- Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công và các cân đối kinh tế vĩ mô theo các Nghị quyết của Quốc hội.
- Quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, nợ công, đầu tư công, tiền tệ và tín dụng.
- Quan điểm chỉ đạo định hướng của Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch đầu tư công trung hạn.
- Tình hình thực hiện các thỏa thuận vay, công cụ nợ hiện hành; nhu cầu sử dụng vốn vay và dự báo tình hình trong nước, nước ngoài có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn theo các thỏa thuận vay, phát hành công cụ nợ trong thời gian 05 năm kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?