Ai có quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn của pháp nhân thương mại trong vụ án hình sự? Cơ quan chức năng được yêu cầu pháp nhân nộp bao nhiêu tiền để đảm bảo thi hành án?
Ai có quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn của pháp nhân?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 439 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn của pháp nhân như sau:
Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án
1. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân chỉ áp dụng khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi trường hoặc trật tự, an toàn xã hội.
Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm đình chỉ đối với pháp nhân bị kết án không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm pháp nhân chấp hành án.
...
Như vậy, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sau đây có quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn của pháp nhân:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.
Như vậy, những người sau đây có quyền ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Tuy nhiên, quyết định tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân của những người này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Tạm đình chỉ hoạt động (Hình từ Internet)
Cơ quan chức năng được yêu cầu pháp nhân nộp bao nhiêu tiền để đảm bảo thi hành án?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 439 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án
...
2. Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Chỉ buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc để bồi thường thiệt hại.
Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra quyết định buộc pháp nhân phải nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án. Quyết định buộc pháp nhân phải nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp.
Như vậy, những người có quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn của pháp nhân cũng là người có quyền yêu cầu, buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, chỉ buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc để bồi thường thiệt hại.
Khi tiến hành tố tụng, để buộc tội pháp nhân thì cần phải chứng minh được những vấn đề gì?
Căn cứ vào Điều 441 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự.
2. Lỗi của pháp nhân, lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân.
3. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra.
4. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt.
5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Như vậy, những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội là:
- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
- Lỗi của pháp nhân, lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân.
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra.
- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt.
-. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?