Ai có quyền thành lập Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng trở xuống?
- Ai có quyền thành lập Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng trở xuống?
- Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gồm có những thành viên nào?
- Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt có những nhiệm vụ gì?
Ai có quyền thành lập Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng trở xuống?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt như sau:
Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
Khi có sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra phải thành lập ngay Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi là Hội đồng giải quyết) theo quy định như sau:
...
2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thành lập Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng trở xuống; trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thành lập Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng trở xuống.
Nếu xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.
Ai có quyền thành lập Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng trở xuống? (Hình từ Internet)
Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gồm có những thành viên nào?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt như sau:
Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
...
5. Thành phần Hội đồng giải quyết:
...
b) Đối với đường sắt đô thị:
Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị: Chủ tịch Hội đồng;
Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;
Đại diện Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt;
Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đồng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra;
Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.
...
Theo đó, Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gồm có những thành viên sau đây:
- Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị: Chủ tịch Hội đồng;
- Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;
- Đại diện Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt;
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đồng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra;
- Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.
Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 5 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
...
6. Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 37 của Thông tư này.
Bên cạnh đó, theo Điều 34 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trên đường sắt quốc gia
1. Chủ trì giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia.
2. Chủ trì thành lập, tham gia các Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn, Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn trên đường sắt quốc gia thuộc trách nhiệm của mình theo quy định của Thông tư này.
3. Tham gia các Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn, Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn trên đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
4. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để giải quyết tai nạn, khắc phục sự cố và khôi phục giao thông trên đường sắt quốc gia.
5. Quy định trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động trên đường sắt quốc gia trong việc giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
6. Công bố công khai địa chỉ, số điện thoại của các tổ chức, cá nhân có liên quan để phục vụ công tác xử lý sự cố, tai nạn theo quy định của Thông tư này.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt quốc gia theo quy định của Thông tư này và của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 37 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?