Ai có quyền thành lập Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Xin cho hỏi: Ai có quyền thành lập Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo? Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ có tối đa bao nhiêu thành viên? - Câu hỏi của chị Hằng (TP. HCM)

Ai có quyền thành lập Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

hợp tác quốc tế song phương cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ai có quyền thành lập Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 11 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. Thành viên hội đồng là các chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ của nhiệm vụ. Hội đồng tư vấn xét chọn có trách nhiệm đánh giá Thuyết minh nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo các tiêu chí quy định tại Điều 10.
....

Căn cứ quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo có tối đa bao nhiêu thành viên?

Theo khoản 2 Điều 11 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
...
2. Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương có từ 7 đến 11 thành viên gồm chủ tịch, thư ký, 2 phản biện và các uỷ viên, trong đó, có 2 thành viên (đối với hội đồng có 7 thành viên) hoặc 3, 4 thành viên (đối với hội đồng có 9, 11 thành viên) là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ.
....

Căn cứ trên quy định Hội đồng tư vấn xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ có từ 7 đến tối đa là 11 thành viên bao gồm:

- Chủ tịch,

- Thư ký,

- 02 phản biện,

- Các uỷ viên, trong đó, có 2 thành viên (đối với hội đồng có 7 thành viên) hoặc 3, 4 thành viên (đối với hội đồng có 9, 11 thành viên) là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ.

Xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo dựa trên những tiêu chí nào?

Theo Điều 10 Quy định quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 56/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tiêu chí xét chọn nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
1. Tên nhiệm vụ rõ ràng, ngắn gọn, khái quát được mục tiêu, nội dung nhiệm vụ, có tính mới so với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã và đang nghiên cứu.
2. Mục tiêu của nhiệm vụ được xác định cụ thể, phù hợp với tên nhiệm vụ, phù hợp với nhu cầu phát triển ngành giáo dục, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nội dung nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và có tính khả thi.
4. Sản phẩm của nhiệm vụ đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ; có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, được ứng dụng tại địa chỉ cụ thể; có tham gia đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
5. Kinh phí phù hợp với nội dung nhiệm vụ và quy định tài chính hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% tổng kinh phí; đối tác nước ngoài cam kết hỗ trợ tối thiểu 50% tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
6. Nhiệm vụ có hiệu quả về khoa học, về giáo dục và đào tạo, về kinh tế - xã hội.
7. Phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp lý, khả thi; nội dung hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài phù hợp với nội dung và mục tiêu của nhiệm vụ.
8. Chủ nhiệm nhiệm vụ có năng lực, kinh nghiệm, uy tín về nghiên cứu, năng lực tổ chức quản lý.
9. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ có đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhiệm vụ.

Theo đó, căn cứ trên quy định nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được xét chọn dựa trên những tiêu chí sau:

- Tên nhiệm vụ rõ ràng, ngắn gọn, khái quát được mục tiêu, nội dung nhiệm vụ, có tính mới so với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã và đang nghiên cứu.

- Mục tiêu của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ được xác định cụ thể, phù hợp với tên nhiệm vụ, phù hợp với nhu cầu phát triển ngành giáo dục, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Nội dung nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và có tính khả thi.

- Sản phẩm của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Mục tiêu nhiệm vụ;

+ Có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, được ứng dụng tại địa chỉ cụ thể;

+ Có tham gia đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;

+ Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín.

- Kinh phí phù hợp với nội dung nhiệm vụ và quy định tài chính hiện hành. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% tổng kinh phí; đối tác nước ngoài cam kết hỗ trợ tối thiểu 50% tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

- Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ có hiệu quả về khoa học, về giáo dục và đào tạo, về kinh tế - xã hội.

- Phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp lý, khả thi; nội dung hợp tác nghiên cứu với đối tác nước ngoài phù hợp với nội dung và mục tiêu của nhiệm vụ.

- Chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ có năng lực, kinh nghiệm, uy tín về nghiên cứu, năng lực tổ chức quản lý.

- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ có đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhiệm vụ.

Hợp tác quốc tế
Khoa học và công nghệ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khoa học và công nghệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khoán chi trong hoạt động khoa học và công nghệ được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
Pháp luật
Trong dự toán nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước thì chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định cụ thể chi vào các việc gì?
Pháp luật
Mẫu Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ là mẫu nào?
Pháp luật
Trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có được ưu tiên cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là nữ không?
Pháp luật
Hồ sơ xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ gồm những gì?
Pháp luật
Quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về biên phòng bao gồm những nội dung gì? Hợp tác quốc tế về biên phòng gồm những hình thức nào?
Pháp luật
Có phải hợp tác quốc tế là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Pháp luật
03 nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ? Trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Bao gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác quốc tế
641 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác quốc tế Khoa học và công nghệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác quốc tế Xem toàn bộ văn bản về Khoa học và công nghệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào