Ai có quyền thu thập Bằng chứng kiểm toán? Tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán trong các lĩnh vực kiểm toán gồm những loại nào?

Cho tôi hỏi ai có quyền thu thập Bằng chứng kiểm toán? Tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán trong các lĩnh vực kiểm toán gồm có những loại nào? Việc đánh giá về độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán có thể dựa trên nguyên tắc nào? Mong được giải đáp. Câu hỏi của anh Tiến đến từ Nha Trang.

Ai có quyền thu thập Bằng chứng kiểm toán?

Theo quy định tại Điều 5 Hướng dẫn về bằng chứng kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 03/2018/QĐ-KTNN quy định bằng chứng kiểm toán được hiểu như sau:

Bằng chứng kiểm toán là tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên nhà nước thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác.

Ví dụ 1: Báo cáo tài chính, sổ kế toán, chứng từ kế toán do đơn vị cung cấp; các xác nhận từ bên thứ ba; kết quả của thủ tục phân tích do Kiểm toán viên nhà nước thực hiện, các ghi chép nội dung phỏng vấn, nội dung cuộc họp.

Hoặc Bằng chứng kiểm toán cũng có thể là tài liệu ghi nhận lại các thủ tục Kiểm toán viên nhà nước thực hiện để xác nhận số liệu, báo cáo của đơn vị; bảng tính toán của Kiểm toán viên nhà nước về số liệu giảm trừ.

Hoặc nhật ký và tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước; biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước, bảng kê ghi rõ nghiệp vụ kinh tế, giá trị, hồ sơ và lý do liên quan đến phát hiện kiểm toán - có xác nhận của đơn vị; bảng kê các bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công liên quan đến sai sót.

Ai có quyền thu thập Bằng chứng kiểm toán? Tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán trong các lĩnh vực kiểm toán gồm có những loại nào?

Ai có quyền thu thập Bằng chứng kiểm toán? (Hình từ Internet)

Tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán trong các lĩnh vực kiểm toán gồm có những loại nào?

Theo quy định tại Điều 8 Hướng dẫn về bằng chứng kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 03/2018/QĐ-KTNN quy định như sau:

Tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán trong các lĩnh vực kiểm toán
1. Tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do KTVNN thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, KTVNN đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Cụ thể, gồm:
- Bằng chứng kiểm toán liên quan đến số liệu, thông tin là căn cứ kiểm toán được trình bày tại Báo cáo kiểm toán, Biên bản kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do KTVNN thu thập được liên quan đến số liệu, thông tin trình bày tại Báo cáo, Biên bản kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, KTVNN đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán.
- Bằng chứng kiểm toán liên quan đến các phát hiện, các sai sót, tồn tại, kiến nghị kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do KTVNN thu thập được liên quan đến các phát hiện, các sai sót, tồn tại và dựa trên các tài liệu, thông tin này, KTVNN đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán và kiến nghị kiểm toán.
...

Theo đó, tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên nhà nước thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, Kiểm toán viên nhà nước đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán, gồm có:

- Bằng chứng kiểm toán liên quan đến số liệu, thông tin là căn cứ kiểm toán được trình bày tại Báo cáo kiểm toán, Biên bản kiểm toán;

- Bằng chứng kiểm toán liên quan đến các phát hiện, các sai sót, tồn tại, kiến nghị kiểm toán.

Việc đánh giá về độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán có thể dựa trên nguyên tắc nào?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Hướng dẫn về bằng chứng kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 03/2018/QĐ-KTNN quy định như sau:

Yêu cầu đối với Bằng chứng kiểm toán
...
1. Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán
...
b) Chất lượng của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi tính phù hợp và độ tin cậy của tài liệu, thông tin làm cơ sở cho bằng chứng kiểm toán:
...
- Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc, nội dung và hoàn cảnh mà tài liệu, thông tin thu thập được. Việc đánh giá về độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán có thể dựa trên nguyên tắc sau:
+ Bằng chứng kiểm toán được thu thập từ các nguồn độc lập bên ngoài đơn vị có độ tin cậy cao hơn bằng chứng kiểm toán do đơn vị được kiểm toán cung cấp. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ: Tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán được thu thập từ nguồn bên ngoài có thể không đáng tin cậy nếu nguồn gốc tài liệu, thông tin không rõ ràng.
...
+ Bằng chứng kiểm toán được tạo ra trong nội bộ đơn vị được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn khi các kiểm soát liên quan (kể cả các kiểm soát đối với việc tạo lập và lưu trữ các bằng chứng) được thực hiện hiệu quả.
...
+ Bằng chứng kiểm toán do KTVNN trực tiếp thu thập đáng tin cậy hơn so với bằng chứng kiểm toán được thu thập gián tiếp hoặc do suy luận.
...
+ Bằng chứng kiểm toán dạng văn bản (có thể là trên giấy tờ, dạng điện tử, hoặc các dạng khác) đáng tin cậy hơn bằng chứng được thu thập bằng lời.
...
+ Bằng chứng kiểm toán là các chứng từ, tài liệu gốc đáng tin cậy hơn bằng chứng kiểm toán là bản copy, bản fax hoặc các tài liệu được quay phim, số hóa hoặc được chuyển thành bản điện tử mà độ tin cậy của các tài liệu này có thể phụ thuộc vào các kiểm soát đối với việc tạo lập và lưu trữ tài liệu, thông tin.
...
+ Bằng chứng kiểm toán là các chứng từ điện tử phải đảm bảo yêu cầu sau: thông tin dữ liệu điện tử phải được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin; phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng bằng chứng từ điện tử không đúng quy định; được xác thực bằng chữ ký số của cá nhân hoặc đơn vị có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu (trong điều kiện phù hợp).
...

Như vậy, việc đánh giá về độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán có thể dựa trên nguyên tắc nêu trên.

Bằng chứng kiểm toán Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bằng chứng kiểm toán
Kiểm toán TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TOÁN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương pháp thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán
Pháp luật
Cổ đông trong công ty có được quyền thuê đơn vị kiểm toán độc lập vào kiểm toán lại báo cáo tài chính của công ty không?
Pháp luật
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có bắt buộc phải thực hiện kiểm toán hay không? Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 100% thì có phải thực hiện kiểm toán độc lập hay không?
Pháp luật
Muốn trở thành kiểm toán viên thì cần phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết nào để có thể dự thi?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về kiểm toán tương ứng với ngạch công chức gì? Chức danh này cần có kinh nghiệm ra sao?
Pháp luật
Kiểm toán tuân thủ là gì? Báo cáo kiểm toán tuân thủ được dùng để đánh giá những vấn đề nào theo quy định?
Pháp luật
Để theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm toán, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán có trách nhiệm xử lý khiếu nại của đơn vị được kiểm toán không?
Pháp luật
Ai có quyền ký quyết định kiểm toán? Khi nào quyết định kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm toán và Thành viên đoàn kiểm toán?
Pháp luật
Lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết căn cứ vào đâu và gồm những nội dung gì? Việc phê duyệt Kế hoạch kiểm toán chi tiết thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi lập Kế hoạch kiểm toán tổng quát, nội dung kiểm toán được xác định căn cứ vào đâu? Việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bằng chứng kiểm toán
3,947 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bằng chứng kiểm toán Kiểm toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bằng chứng kiểm toán Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào