Ai có quyền tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ? Đối tượng nào được mua công cụ nợ của Chính phủ?
Ai có quyền tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ? Mục đích của việc tổ chức phát hành là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ
1. Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ là Bộ Tài chính.
2. Đối với công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước, Bộ Tài chính tổ chức phát hành hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành và thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể tổ chức phát hành theo quy định tại Nghị định này.
Theo đó, chủ thể có quyền tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ là Bộ Tài chính.
Đối với công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước, Bộ Tài chính tổ chức phát hành hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành và thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể tổ chức phát hành.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước cho khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Quản lý nợ công 2017, cụ thể:
Mục đích vay của Chính phủ
1. Bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển, không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên.
2. Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và bảo đảm thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ.
3. Chi trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ.
…
Theo đó, công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước cho các mục đích sau:
– Bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển, không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên.
– Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và bảo đảm thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ.
– Chi trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ.
Tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ bao gồm những công cụ nợ nào?
Ai có quyền tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ? (Hình từ Internet)
Theo Điều 27 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định như sau:
Phát hành công cụ nợ tại thị trường vốn trong nước
1. Các công cụ nợ của Chính phủ bao gồm:
a) Trái phiếu Chính phủ;
b) Tín phiếu Kho bạc;
c) Công trái xây dựng Tổ quốc.
2. Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm được phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ.
3. Việc phát hành công cụ nợ được thực hiện theo hình thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành hoặc phát hành riêng lẻ.
4. Toàn bộ tiền vay của Chính phủ được hạch toán vào ngân sách trung ương. Chính phủ bố trí đủ nguồn trả nợ gốc, lãi và các khoản chi phí có liên quan đến việc huy động; trả nợ khi đến hạn.
5. Chính phủ quy định việc phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, các công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường vốn trong nước gồm:
– Trái phiếu Chính phủ;
– Tín phiếu Kho bạc;
– Công trái xây dựng Tổ quốc.
Đối tượng nào được mua công cụ nợ của Chính phủ?
Theo Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ
1. Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:
a) Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;
c) Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.
Theo đó, những đối tượng sau đây được mua công cụ nợ của Chính phủ, gồm:
– Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:
+ Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;
+ Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?