Ai có quyền xem xét và lựa chọn tác giả công trình khoa học và công nghệ để trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu?
Ai có quyền xem xét và lựa chọn tác giả công trình khoa học và công nghệ để trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu?
Ai có quyền xem xét và lựa chọn tác giả công trình khoa học và công nghệ để trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 11 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) quy định như sau:
Hội đồng xét tặng Giải thưởng
1. Hội đồng xét tặng Giải thưởng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập nhằm giúp Bộ trưởng trong việc xem xét, lựa chọn nhà khoa học và đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Giải thưởng.
...
Ngoài ra, theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Quyết định 644/QĐ-BKHCN năm 2014 quy định như sau:
Chức năng của Hội đồng
Hội đồng có trách nhiệm xem xét và lựa chọn các nhà khoa học được đề xuất từ các Hội đồng khoa học chuyên ngành trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định xét tặng Giải thưởng.
Theo đó, Hội đồng xét tặng Giải thưởng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập nhằm giúp Bộ trưởng trong việc xem xét, lựa chọn nhà khoa học và đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Giải thưởng.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 11 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Hội đồng Giải thưởng
1. Hội đồng Giải thưởng có trách nhiệm xem xét và lựa chọn tác giả được đề xuất từ các Hội đồng khoa học chuyên ngành để tặng Giải thưởng.
....
Thành viên Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu xem xét và lựa chọn tác giả công trình khoa học và công nghệ bao gồm những ai?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 11 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ ngày 01/10/2023) quy định như sau:
Hội đồng xét tặng Giải thưởng
...
2. Hội đồng xét tặng Giải thưởng được thành lập trước thời điểm các Hội đồng khoa học ngành (quy định tại Điều 12 Quy chế này) xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng.
3. Hội đồng xét tặng Giải thưởng gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký khoa học và các ủy viên là các nhà khoa học có uy tín trong các lĩnh vực nêu tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
4. Thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng là người không có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét tặng Giải thưởng.
Ngoài ra, theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Quyết định 644/QĐ-BKHCN năm 2014 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
1. Hội đồng có từ 7 đến 9 thành viên, bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký khoa học và các thành viên.
2. Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học có uy tín trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên do Ban Tổ chức giải thưởng đề xuất trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định và là những người không có công trình tham dự xét thưởng hoặc có quyền, lợi ích liên quan, có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét, tặng giải thưởng.
Theo quy định trên, Hội đồng xét tặng Giải thưởng gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký khoa học và các ủy viên là các nhà khoa học có uy tín trong các lĩnh vực nêu tại khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
Thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng là người không có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét tặng Giải thưởng.
Trước đây, theo khoản 2, khoản 3 Điều 11 Quy chế giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BKHCN quy định như sau:
Hội đồng Giải thưởng
...
2. Hội đồng Giải thưởng được thành lập trước thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng. Hội đồng Giải thưởng có từ chín (09) đến mười một (11) thành viên là các nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Hội đồng Giải thưởng gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký và các ủy viên.
3. Thành viên Hội đồng Giải thưởng không phải là tác giả của công trình khoa học đề nghị xét tặng Giải thưởng hoặc có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét tặng Giải thưởng.
4. Hội đồng Giải thưởng bỏ phiếu lựa chọn Giải thưởng trên cơ sở tham khảo kết quả đánh giá, đề xuất của các Hội đồng khoa học chuyên ngành và các tài liệu có liên quan. Hội đồng Giải thưởng làm việc theo Quy chế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Căn cứ quy định trên thì Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu xem xét và lựa chọn tác giả công trình khoa học và công nghệ bao gồm:
- Chủ tịch,
- Phó Chủ tịch,
- Thư ký khoa học,
- Các thành viên.
Thành viên Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu là các nhà khoa học có uy tín trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên do Ban Tổ chức giải thưởng đề xuất trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định và là những người không có công trình tham dự xét thưởng hoặc có quyền, lợi ích liên quan, có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét, tặng giải thưởng.
Thành viên Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Quyết định 644/QĐ-BKHCN năm 2014 quy định trách nhiệm của các thành viên Hội đồng như sau:
(1) Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về nội dung và hiệu quả hoạt động của Hội đồng;
- Chủ tịch Hội đồng căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quy định tại Điều 3 Quy chế này để phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;
- Điều hành các phiên họp của Hội đồng, tổng hợp kết quả thảo luận của Hội đồng và đưa ra kết luận chung của Hội đồng.
(2) Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng trong hoạt động chung của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.
(3) Thư ký khoa học Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức các hoạt động chung của Hội đồng;
- Ghi biên bản họp Hội đồng, kiểm tra, tổng hợp phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng.
(4) Các thành viên Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được phân công;
- Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng;
- Đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Hội đồng hoặc trả lời các văn bản lấy ý kiến do Hội đồng gửi đến;
- Chủ động đề xuất ý kiến, kiến nghị các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và các vấn đề có liên quan đến việc xét chọn Giải thưởng;
- Được Hội đồng cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết và những tài liệu, văn bản liên quan đến nội dung thảo luận tại phiên họp Hội đồng;
- Được bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết theo chế độ quy định hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Có trách nhiệm quản lý tài liệu và văn bản mật theo quy định chung của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?