Ai có quyền yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng?
- Ai có quyền yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng?
- Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng gồm có nội dung gì?
- Thời hạn cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng là bao lâu?
Ai có quyền yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng?
Kiểm soát tài sản, thu nhập được định nghĩa bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2020/NĐ-CP như sau:
Kiểm soát tài sản, thu nhập là hoạt động do Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 130/2020/NĐ-CP thì quyền yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng như sau:
Quyền yêu cầu, trách nhiệm và thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin
1. Người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người yêu cầu) để phục vụ việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập, xây dựng kế hoạch xác minh và xác minh tài sản, thu nhập, bao gồm:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập;
b) Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin (sau đây gọi là người được yêu cầu) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời thông tin theo yêu cầu của người yêu cầu và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
Như vậy, người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập để phục vụ việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập, xây dựng kế hoạch xác minh và xác minh tài sản, thu nhập, bao gồm:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập;
- Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
Ai có quyền yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng?
Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng gồm có nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Việc yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
1. Việc yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Phòng, chống tham nhũng được thực hiện bằng văn bản.
2. Nội dung văn bản yêu cầu gồm có:
a) Mục đích, căn cứ yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Những thông tin cần được cung cấp;
c) Thời hạn cung cấp thông tin;
d) Hướng dẫn việc cung cấp thông tin bằng văn bản, thông điệp dữ liệu;
đ) Yêu cầu khác (nếu có).
3. Việc yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
...
3. Việc yêu cầu, đề nghị quy định tại các điểm b, d và đ khoản 2 Điều này phải được thực hiện bằng văn bản do Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ký. Trình tự, thủ tục yêu cầu, thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều này do Chính phủ quy định.
Như vậy, nội dung văn bản yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng gồm có nội dung sau:
- Mục đích, căn cứ yêu cầu cung cấp thông tin;
- Những thông tin cần được cung cấp;
- Thời hạn cung cấp thông tin;
- Hướng dẫn việc cung cấp thông tin bằng văn bản, thông điệp dữ liệu;
- Yêu cầu khác (nếu có).
Thời hạn cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn cung cấp thông tin như sau:
Việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Thời hạn cung cấp thông tin:
a) Người được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu;
b) Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Trong trường hợp vì lý do khách quan không thể cung cấp được thông tin hoặc cung cấp không đúng thời hạn thì người được yêu cầu phải có văn bản đề nghị người yêu cầu xem xét, giải quyết.
Người được yêu cầu phải chấp hành quyết định của người yêu cầu cung cấp thông tin.
Như vậy, thời hạn cung cấp thông tin để phục vụ việc kiểm soát tài sản nhằm phòng chống tham nhũng như sau:
- Người được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu;
- Trong trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
- Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bao gồm những gì?
- Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thế nào? Thuốc nổ là hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển qua hầm không?
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?