Ai có thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ? Điều kiện để được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ là gì?
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là gì?
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có thể hiểu:
- Kinh doanh dịch vụ bảo vệ sẽ bao gồm kinh doanh dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
-Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì điều kiện để cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở mình bao gồm:
- Có phòng học và có địa điểm tập luyện cho nhân viên dịch vụ bảo vệ;
- Có ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ; có ban quản lý, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
- Có số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ tối thiểu từ 300 nhân viên trở lên;
- Có giáo viên hoặc hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy. Giáo viên giảng dạy phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (trừ môn võ thuật);
- Có giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Giáo trình đào tạo gồm các nội dung cơ bản về chính trị; pháp luật; nghiệp vụ bảo vệ; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; công tác phòng cháy và chữa cháy; công tác sơ, cấp cứu người bị nạn; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; một số động tác võ thuật phục vụ tự vệ và khống chế đối tượng; một số nội dung khác theo yêu cầu thực tiễn của mục tiêu cần bảo vệ. Thời gian đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ ít nhất là 30 ngày.
Ai có thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ là gì?
Đồng thời tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP còn có quy định:
Điều kiện để được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ
…
4. Các cơ sở chỉ được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo. Sau khóa đào tạo phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá kết quả và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.
Ngoài đáp ứng điều kiện cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 12 nêu trên cơ sở tự đào tạo nhân viên bảo vệ chỉ được thực hiện đào tạo sau khi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo.
Đồng thời sau khóa đào tạo phải để nghị cơ quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá kết quả và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Ai có thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ?
Thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 56/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/08/2023) quy định như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ
1. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an chịu trách nhiệm:
...
b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ được đào tạo tại cơ sở kinh doanh có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân; trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của các đơn vị thuộc Bộ Công an có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
...
2. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm:
...
b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ do đơn vị thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.
Theo đó, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an và Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ
Trước đây, căn cứ Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, được giải đáp như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ
1. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an chịu trách nhiệm:
...
b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ được đào tạo tại cơ sở kinh doanh có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân; trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của các đơn vị thuộc Bộ Công an có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
...
2. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm:
...
b) Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ được đào tạo tại trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an địa phương có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
Như vậy, chỉ có Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an và Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an mới có thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ. Chứng chỉ do công ty dịch vụ bảo vệ tự cấp sẽ không được công nhận tính pháp lý và sẽ không có giá trị sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?