Ai có thẩm quyền cho phép công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
- Ai có thẩm quyền cho phép công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
- Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua dịch vụ nhắn tin được không?
- Thủ tục khai thác thông tin thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thực hiện như thế nào?
Ai có thẩm quyền cho phép công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Theo Điều 9 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp trung ương; tổ chức tín dụng; tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, định danh điện tử khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh; tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện các dịch vụ công trên địa bàn quản lý khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện, cấp xã và tổ chức khác có trụ sở chính trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền cho phép cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo quy định nêu trên thì Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền cho phép công dân đăng ký thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn quản lý khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua dịch vụ nhắn tin được không?
Theo Điều 8 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
Hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 7 Nghị định này trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh hoặc khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin.
2. Tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc theo phương thức khai thác khác do Bộ Công an hướng dẫn.
3. Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
4. Các tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin.
Theo quy định nêu trên thì công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua dịch vụ nhắn tin.
Ai có thẩm quyền cho phép công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư? (Hình từ Internet)
Thủ tục khai thác thông tin thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gửi người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Văn bản đề nghị cung cấp thông tin phải nêu rõ lý do cần khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thời gian khai thác, thông tin cần khai thác và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp đồng ý cho phép khai thác thông tin thì có văn bản trả lời và cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đồng ý cho phép khai thác thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Khai thác thông qua dịch vụ nhắn tin
Công dân thực hiện khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua dịch vụ nhắn tin theo hướng dẫn của Bộ Công an.
...
Theo quy định nêu trên thì công dân thực hiện khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua dịch vụ nhắn tin theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?