Ai có thẩm quyền công nhận hội đặc thù cấp xã? Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao cho chủ tịch xã công nhận có được không?
- Ai có thẩm quyền công nhận hội đặc thù cấp xã? Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao cho chủ tịch xã công nhận có được không?
- Muốn thành lập hội đặc thù cấp xã có nhất định phải có ban vận động thành lập hội hay không?
- Hồ sơ và trình tự công nhận ban vận động thành lập hội đặc thù tại cấp xã được quy định thế nào?
Ai có thẩm quyền công nhận hội đặc thù cấp xã? Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao cho chủ tịch xã công nhận có được không?
Về thẩm quyền thành lập hội đặc thù thì căn cứ Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
Như vậy, chỉ có Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới được ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã. Luật không có quy định cho phép huyện được ủy quyền lại cho xã.
Ai có thẩm quyền công nhận hội đặc thù cấp xã? (Hình từ Internet)
Muốn thành lập hội đặc thù cấp xã có nhất định phải có ban vận động thành lập hội hay không?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP có quy định như sau:
Ban vận động thành lập hội
1. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
2. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
3. Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;
d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
Theo quy định trên thì muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Đồng thời thì ban vận động thành lập hội phải được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
Hồ sơ và trình tự công nhận ban vận động thành lập hội đặc thù tại cấp xã được quy định thế nào?
Cũng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP thì:
* Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ, hồ sơ gồm:
- Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
- Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
* Trình tự công nhận ban vận động thành lập hội thực hiện như sau:
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất, giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?