Ai có thẩm quyền kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân? Hạn nộp báo cáo số liệu phục vụ công tác thi đua khen thưởng?
Ai có thẩm quyền kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC như sau:
Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng
1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở tổ chức kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị theo định kỳ và đột xuất.
Nội dung kiểm tra gồm:
a) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
b) Tình hình tổ chức công tác thi đua, khen thưởng;
c) Việc thực hiện các phong trào thi đua, chỉ tiêu thi đua, chấm điểm thi đua;
d) Việc quản lý, sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng.
2. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân xây dựng kế hoạch, thành lập các tổ kiểm tra và tổ chức kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị trong Tòa án nhân dân để làm căn cứ bình xét, đề nghị khen thưởng.
Như vậy, Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tòa án nhân dân, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ sở có thẩm quyền tổ chức kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị trong Tòa án nhân dân theo định kỳ và đột xuất.
Lưu ý: Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tòa án nhân dân xây dựng kế hoạch, thành lập các tổ kiểm tra và tổ chức kiểm tra công tác thi đua khen thưởng của các cơ quan, đơn vị trong Tòa án nhân dân để làm căn cứ bình xét, đề nghị khen thưởng.
Ai có thẩm quyền kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân? Hạn nộp báo cáo số liệu phục vụ công tác thi đua khen thưởng? (Hình từ Internet)
Hạn nộp báo cáo số liệu phục vụ công tác thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân là khi nào?
Căn cứ vào Điều 28 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC có quy định như sau:
Thời gian bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng và báo cáo số liệu phục vụ công tác thi đua, khen thưởng
1. Thời gian của năm thi đua được tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước liền kề đến ngày 30 tháng 9 hàng năm.
Các cơ quan, đơn vị tiến hành sơ kết công tác thi đua, khen thưởng xong trước ngày 15 tháng 4; tổng kết công tác thi đua và xét tặng hoặc đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng vào dịp tổng kết công tác năm, gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.
3. Hồ sơ đề nghị xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân trước ngày 15 tháng 3 hàng năm, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.
4. Hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân từ ngày 01 tháng 10 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 trước năm tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.
5. Báo cáo số liệu phục vụ công tác thi đua, khen thưởng gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hạn nộp báo cáo số liệu phục vụ công tác thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tòa án nhân dân là trước ngày 15/10 hàng năm.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong công tác thi đua khen thưởng?
Trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác thi đua khen thưởng được quy định tại Điều 35 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC như sau:
Trách nhiệm trong công tác thi đua, khen thưởng
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân (cấp cao, cấp tỉnh) trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc để khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng; tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích của cá nhân, tập thể và chịu trách nhiệm về việc đề nghị khen thưởng.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan:
a) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc khai báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.
Theo đó, trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác thi đua khen thưởng như sau:
- Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thi đua khen thưởng;
- Phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc để khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng;
- Tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến;
- Đánh giá thành tích của cá nhân, tập thể và chịu trách nhiệm về việc đề nghị khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?