Ai có thẩm quyền lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ? Biển báo hiệu có phải là công trình báo hiệu đường bộ hay không?
Ai có thẩm quyền lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông
1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
c) Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau:
a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;
b) Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.
Theo đó, trách nhiệm tổ chức giao thông quy định rằng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Dẫn đến khoản 1 Điều này đã nêu rằng việc tổ chức giao thông sẽ bao gồm các nội dung như:
+ Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
+ Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
+ Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Do đó, trong tổ chức giao thông thì bao gồm cả việc lắp đặt báo hiệu đường bộ.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý, còn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lắp đặt biển báo hiệu trên hệ thống quốc lộ.
Biển báo giao thông (hình từ internet)
Biển báo hiệu có phải là công trình báo hiệu đường bộ hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Công trình báo hiệu đường bộ
1. Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm:
a) Đèn tín hiệu giao thông;
b) Biển báo hiệu;
c) Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
d) Vạch kẻ đường;
đ) Cột cây số;
e) Công trình báo hiệu khác.
2. Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt.
3. Không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ.
Như vậy, biển báo hiệu là một trong những công trình báo hiệu đường bộ.
Đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe thì cần điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT như sau:
Điều kiện đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
1. Cầu không đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Cầu được thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến (H30-XB80, HL93 hoặc tương đương trở lên), thi công đúng thiết kế, chất lượng tốt, không bị hư hỏng.
b) Cầu đang khai thác được tính toán hoặc kiểm định đáp ứng được khả năng chịu tải tương đương với tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến nêu tại điểm a Khoản này.
2. Cầu phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Cầu không đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu.
b) Trị số ghi trên biển báo hiệu là kết quả tính toán hoặc kiểm định cầu, làm tròn số đến đơn vị tấn, được quyết định bởi cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.
3. Đồng bộ về tải trọng cầu, đường trên mạng lưới đường bộ
a) Khi đầu tư xây dựng cầu mới, phải thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn quy định tại Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 (hoặc tải trọng tương đương).
b) Khi sửa chữa cải tạo, nâng cấp cầu, phải thiết kế theo hướng nâng cao tải trọng khai thác của cầu hoặc kết hợp điều tiết, tổ chức giao thông để bỏ biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu khi điều kiện cho phép (quy định tốc độ tối đa qua cầu; điều tiết xe qua cầu từng chiếc hoặc bảo đảm cự ly tối thiểu giữa các xe; xe đi đúng tim cầu; không dừng đỗ, phanh gấp trên cầu).
c) Đối với cầu có tải trọng khai thác thấp (chỉ cho phép xe có tổng trọng lượng nhỏ hơn 13 tấn qua cầu): trên hệ thống quốc lộ phải xây dựng cầu mới để thay thế kịp thời; trên các hệ thống đường bộ khác phải có kế hoạch xây dựng cầu mới phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
...
Theo đó, đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe thì cần đáp ứng những điều kiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?