Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia hàng năm?
Giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia nhằm mục đích như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định về mục đích giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia như sau:
Mục đích giám sát, kiểm tra, thanh tra
1. Nắm bắt, phản ánh, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy, qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà máy.
2. Phát hiện những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của Nhà máy; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
3. Kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý đối với Nhà máy để đề xuất, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Nhà máy bảo đảm an toàn tiền và tài sản của Nhà nước tại Nhà máy.
Như vậy, giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia nhằm mục đích:
- Nắm bắt, phản ánh, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy, qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà máy.
- Phát hiện những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của Nhà máy; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý đối với Nhà máy để đề xuất, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Nhà máy bảo đảm an toàn tiền và tài sản của Nhà nước tại Nhà máy.
Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia hàng năm? (Hình từ Internet)
Thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Theo Điều 4 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định về nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia như sau:
- Tuân theo các quy định của pháp luật và bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch.
- Phối hợp có hiệu quả giữa các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra.
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của Nhà máy.
- Không trùng lặp về phạm vi, nội dung, thời gian kiểm tra, thanh tra giữa các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia hàng năm?
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định về nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia như sau:
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra Nhà máy
1. Xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra
a) Hàng năm, căn cứ vào tình hình hoạt động của Nhà máy, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy gửi Vụ Kiểm toán nội bộ tổng hợp trình Thống đốc;
b) Kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, phạm vi giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy;
c) Trường hợp không có yêu cầu phải kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy, các đơn vị gửi văn bản cho Vụ Kiểm toán nội bộ về việc không thực hiện kiểm tra, thanh tra trong năm lập kế hoạch.
2. Thời hạn gửi kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra
Trước ngày 05/11 của năm báo cáo, các đơn vị gửi kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra của năm kế hoạch đối với Nhà máy về Vụ Kiểm toán nội bộ.
3. Phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra
Vụ Kiểm toán nội bộ tổng hợp, xem xét trình Thống đốc phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra Nhà máy hàng năm và gửi các cơ quan nhà nước có liên quan để phối hợp thực hiện.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia hàng năm.
Sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt thì Vụ Kiểm toán nội bộ gửi các cơ quan nhà nước có liên quan để phối hợp thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?