Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các chức danh nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Viên chức tập sự có được bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm Thủ trưởng đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc hay không?
Đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các chức danh nào?
Đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các chức danh được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực ngày 01/10/2023) như sau:
- Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng; Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc);
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội xe thuộc Văn phòng; Trưởng Đại diện, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng).
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 (Hết hiệu lực ngày 01/10/2023) quy định về các chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Các chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống BHXH Việt Nam.
1. Các chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH Việt Nam.
a) Các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc:
- Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng; Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc);
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc.
b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường đào tạo; Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc).
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Thư ký tòa soạn Báo, Tạp chí (sau đây gọi chung là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc).
...
Như vậy, đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý như sau:
(1) Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng;
(2) Trưởng ban, Phó Trưởng ban;
(3) Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng;
(4) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc.
Đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các chức danh nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực ngày 01/10/2023) như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam
1. Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với các chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các đơn vị trực thuộc khác; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc; Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh; Kế toán trưởng BHXH Việt Nam, Kế toán trưởng BHXH tỉnh, Kế toán trưởng Văn phòng BHXH Việt Nam, Kế toán trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; giao nhiệm vụ phụ trách đơn vị trong thời gian chờ kiện toàn cấp Trưởng.
...
Như vậy, người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Thủ trưởng đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Tổng Giám đốc.
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 (Hết hiệu lực ngày 01/10/2023) quy định về thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
1. Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các đơn vị trực thuộc khác; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc; Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh.
2. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các đơn vị trực thuộc khác quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc đơn vị sau khi có văn bản phê duyệt của BHXH Việt Nam.
3. Giám đốc BHXH tỉnh quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với chức danh Trưởng phòng, Giám đốc BHXH huyện thuộc BHXH tỉnh và việc giao Phó Trưởng phòng, Phó Giám đốc BHXH huyện chức danh phụ trách đơn vị sau khi có văn bản phê duyệt của BHXH Việt Nam. Đối với các chức danh Phó Trưởng phòng, Phó Giám đốc BHXH huyện, Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ do Giám đốc BHXH tỉnh quyết định.
4. Trong thời gian 03 tháng trước khi nghỉ hưu, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc không đề xuất việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo, viên chức quản lý; Giám đốc BHXH tỉnh không đề xuất bổ nhiệm hoặc thực hiện việc bổ nhiệm mới, điều động bổ nhiệm viên chức quản lý cấp phòng, BHXH cấp huyện và kế toán trưởng các cấp. Trường hợp đặc biệt báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.
Như vậy, Tổng Giám đốc sẽ có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đối với Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc.
Viên chức tập sự có được bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm Thủ trưởng đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc hay không?
Căn cứ Điều 6 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về thành phần không tham gia bỏ phiếu tín nhiện như sau:
Quy định về thành phần không tham gia bỏ phiếu tín nhiệm.
Khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, các trường hợp sau đây không thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu:
1. Viên chức tập sự.
2. Lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thời gian công tác thực tế tại đơn vị dưới 12 tháng.
3. Lao động hợp đồng tạm tuyển chờ thi tuyển, xét tuyển có thời gian làm việc tại đơn vị dưới 12 tháng.
Như vậy, theo quy định thì viên chức tập sự không thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu.
Do đó, viên chức tập sự không được bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm Thủ trưởng đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?