Ai có thẩm quyền quyết định thành lập Khu công nghệ cao? Việc thành lập Khu công nghệ cao nhằm mục tiêu nào?
Ai có thẩm quyền quyết định thành lập Khu công nghệ cao?
Căn cứ Điều 2 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Công nghệ cao" là công nghệ được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, có khả năng tạo ra sự tăng đột biến về năng suất lao động, tính năng, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất hoặc dịch vụ mới có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.
2. "Sản phẩm công nghệ cao" là sản phẩm được tạo ra nhờ áp dụng công nghệ cao.
3. "Khu công nghệ cao" là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trong Khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở.
4. "Nhà đầu tư" là các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao.
...
Chiếu theo quy định này thì thẩm quyền quyết định viện thành lập Khu Công nghệ cao thuộc về Thủ tướng Chính Phủ.
Cũng theo quy định này thì khu công nghệ cao được hiểu là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trong Khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở.
Ai có thẩm quyền quyết định thành lập Khu công nghệ cao? Việc thành lập Khu công nghệ cao nhằm mục tiêu nào? (hình từ Internet)
Việc thành lập Khu công nghệ cao nhằm những mục tiêu gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP quy định như sau:
Mục tiêu của Khu công nghệ cao
1. Góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu - phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao của đất nước.
2. Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ cao, nhân lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các vùng kinh tế trọng điểm.
3. Tạo điều kiện thuận lợi gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và thương mại hoá công nghệ cao.
4. Góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
Theo quy định này thì việc thành lập Khu Công nghệ cao là nhằm những mục tiêu sau:
- Góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu - phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao của đất nước.
- Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ cao, nhân lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các vùng kinh tế trọng điểm.
- Tạo điều kiện thuận lợi gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và thương mại hoá công nghệ cao.
- Góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
Thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao được thực hiện ra sao?
Tại Điều 6 Quy chế Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và thủ tục đầu tư vào Khu Công nghệ cao được thực hiện như sau:
Thẩm quyền và thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao
1. Ban Quản lý Khu công nghệ cao hướng dẫn nhà đầu tư về thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao; tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư được uỷ quyền; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền.
2. Đối với các dự án đầu tư được ủy quyền, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải xem xét, quyết định và thông báo cho nhà đầu tư việc cấp hay từ chối cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp từ chối, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền, Ban Quản lý Khu công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ.
4. Dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao được lập theo quy định của pháp luật, có giải trình rõ việc đáp ứng những điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Các ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài được xem xét đồng thời trong quá trình thẩm định cấp Giấy phép đầu tư và được quy định trong Giấy phép đầu tư. Các ưu đãi đối với dự án đầu tư trong nước được quy định trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?