Ai có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước ở cơ quan Bộ Công Thương theo quy định?
- Việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước ở cơ quan Bộ Công Thương theo quy định?
- Việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương chỉ được thực hiện khi nào?
- Cách thức tiêu hủy đối với tài liệu bí mật nhà nước là văn bản in trên giấy được quy định như thế nào?
Việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định nguyên tắc và căn cứ tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:
Nguyên tắc và căn cứ tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Nguyên tắc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước:
a) Phải đảm bảo bảo vệ lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Phải đảm bảo yêu cầu không để lộ, lọt tài liệu, vật mang bí mật nhà nước;
2. Căn cứ tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước: Căn cứ vào tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không còn giá trị sử dụng hoặc không còn giá trị lưu giữ trên thực tế.
Như vậy, theo quy định, việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Phải đảm bảo bảo vệ lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(2) Phải đảm bảo yêu cầu không để lộ, lọt tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.
Việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương phải đảm bảo những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước ở cơ quan Bộ Công Thương theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định về thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:
Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ở cơ quan Bộ Công Thương do Lãnh đạo Bộ quyết định.
2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ở các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Giám đốc Sở Công Thương (hoặc tương đương) quyết định.
3. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ở các đơn vị thuộc Bộ Công Thương do thủ trưởng đơn vị quyết định.
4. Việc tiêu hủy mật mã thực hiện theo quy định của Ban Cơ yếu Chính phủ.
5. Người có trách nhiệm in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước có trách nhiệm tiêu hủy tại chỗ các bản dư thừa, bị hỏng sau khi hoàn thành việc in, sao, chụp.
Như vậy, theo quy định, việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước ở cơ quan Bộ Công Thương do Lãnh đạo Bộ quyết định.
Việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương chỉ được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định về trình tự, thủ tục tiêu hủy như sau:
Trình tự, thủ tục tiêu hủy
...
2. Hội đồng có trách nhiệm xem xét, rà soát, thống kê các tài liệu để đề xuất người có thẩm quyền theo quy định của Điều 20 Quy chế này cho phép tiêu hủy; Hội đồng tiêu hủy làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, tự giải thể sau khi việc tiêu hủy được tiến hành;
3. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước chỉ được thực hiện khi có quyết định đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền;
4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được Hội đồng tiêu hủy tài liệu lập biên bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu mật cần tiêu hủy, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu tài liệu. Nội dung biên bản phải phản ánh phương thức, trình tự tiến hành và người thực hiện tiêu hủy tài liệu mật theo đúng quy định của pháp luật. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia tiêu hủy và có xác nhận của người thực hiện tiêu hủy.
...
Như vậy, theo quy định thì việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương chỉ được thực hiện khi có quyết định đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Cách thức tiêu hủy đối với tài liệu bí mật nhà nước là văn bản in trên giấy được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định cách thức tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:
Cách thức tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Đối với tài liệu mật là văn bản in trên giấy phải được đốt hoặc xé, nghiền nhỏ tới mức không thể phục hồi lại được.
2. Đối với tài liệu, vật mang bí mật nhà nước là băng, đĩa, phim phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng và tính năng tác dụng để không còn khai thác, sử dụng được.
3. Trong trường hợp đặc biệt nếu tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không được tiêu hủy ngay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, quốc phòng hoặc các lợi ích khác của Nhà nước thì người đang quản lý tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được quyền tự tiêu hủy nhưng ngay sau đó phải báo cáo bằng văn bản với người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ quan công an cùng cấp. Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không có lý do chính đáng thì người tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy, đối với tài liệu bí mật nhà nước là văn bản in trên giấy thì phải được đốt hoặc xé, nghiền nhỏ tới mức không thể phục hồi lại được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?