Ai có thể tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học? Nội dung chương trình bồi dưỡng gồm những gì?
- Ai có thể tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học?
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học sẽ có những nội dung gì?
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được xây dựng nhằm mục tiêu gì?
Ai có thể tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học?
Căn cứ theo Mục II Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:
ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Người tốt nghiệp đại học trở lên, chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có nguyện vọng trở thành giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học.
...
Theo đó, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học sẽ áp dụng cho người tốt nghiệp đại học trở lên, chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có nguyện vọng trở thành giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Hình từ Internet)
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học sẽ có những nội dung gì?
Căn cứ theo Mục III Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 tín chỉ
Trong đó bao gồm:
- Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ.
- Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ
2. Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ
Theo đó, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học sẽ có những nội dung sau:
- Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ.
+ Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam (1 tín chỉ);
+ Tâm lí học dạy học đại học (1 tín chỉ);
+ Lí luận dạy học đại học (3 tín chỉ);
+ Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo đại học (2 tín chỉ);
+ Đánh giá trong giáo dục đại học (2 tín chỉ);
+ Sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học đại học (1 tín chỉ);
+ Tâm lí học đại cương (2 tín chỉ);
+ Giáo dục học đại cương (3 tín chỉ);
- Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được xây dựng nhằm mục tiêu gì?
Căn cứ theo Mục I Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về giảng dạy đại học cho các đối tượng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kiến thức
Người học được trang bị:
- Các kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục học đại học; vai trò và sứ mệnh của giáo dục đại học, những xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện đại;
- Các kiến thức cơ bản về tâm lí học, lí luận dạy học đại học, phương pháp và kĩ thuật dạy học đại học;
- Những vấn đề cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.
b) Về kĩ năng
Người học được cung cấp:
- Các kĩ năng thiết kế kế hoạch dạy học, tổ chức bài học và hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho người học;
- Các kĩ năng xây dựng, phát triển chương trình dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở đại học; kĩ năng nghiên cứu khoa học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học;
- Các kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá quá trình dạy học; kĩ năng đọc, viết, trình diễn và giao tiếp trong quá trình dạy học;
- Các kĩ năng tổ chức và quản lí trường đại học, cao đẳng (cấp bộ môn, khoa), quản lí người học theo quy định và nhiệm vụ của giảng viên.
c) Về thái độ
Giúp người học:
- Hình thành ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo trong cơ sở giáo dục đại học;
- Hình thành lòng say mê và hứng thú trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học;
- Thể hiện thái độ khách quan, khoa học trong tổ chức và quản lí quá trình dạy học.
Như vậy, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được xây dựng nhằm mục tiêu chung là trang bị kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về giảng dạy đại học cho các đối tượng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó cũng có các mục tiêu cụ thể về kiến thức, kĩ năng và thái độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?