Ai có trách nhiệm ban hành Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành?
Ai có trách nhiệm ban hành Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành?
Trách nhiệm ban hành Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2021/TT-BTP như sau:
Xây dựng, ban hành, đăng tải Thông cáo báo chí
1. Căn cứ vào nội dung thông tin về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, biên tập nội dung, xây dựng và ban hành Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo.
2. Bộ Tư pháp đăng tải Thông cáo báo chí trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam điện tử ngay sau khi ký ban hành.
3. Văn phòng Chính phủ đăng tải Thông cáo báo chí trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Báo điện tử Chính phủ ngay sau khi nhận được Thông cáo báo chí do Bộ Tư pháp gửi đến.
Như vậy, theo quy định, căn cứ vào nội dung thông tin về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, biên tập nội dung, xây dựng và ban hành Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Thời gian ban hành Thông cáo báo chí chậm nhất là vào ngày 10 của tháng tiếp theo.
Ai có trách nhiệm ban hành Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành? (Hình từ Internet)
Trường hợp phát hiện Thông cáo báo chí đã ban hành có sai sót về nội dung thì xử lý thế nào?
Trường hợp phát hiện Thông cáo báo chí đã ban hành có sai sót được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2021/TT-BTP như sau:
Đính chính Thông cáo báo chí
1. Trường hợp phát hiện Thông cáo báo chí đã ban hành có sai sót về nội dung, cơ quan chủ trì soạn thảo tự mình hoặc theo đề nghị của Bộ Tư pháp kịp thời phối hợp cung cấp lại thông tin chính xác để Bộ Tư pháp ban hành văn bản đính chính Thông cáo báo chí. Văn bản cung cấp lại thông tin của cơ quan chủ trì soạn thảo gửi Bộ Tư pháp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc kể từ ngày cơ quan chủ trì soạn thảo phát hiện sai sót của Thông cáo báo chí.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản cung cấp lại thông tin của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp có văn bản đính chính Thông cáo báo chí.
3. Văn bản đính chính được đăng tải trên báo điện tử và cổng thông tin điện tử theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, trường hợp phát hiện Thông cáo báo chí đã ban hành có sai sót về nội dung thì cơ quan chủ trì soạn thảo tự mình hoặc theo đề nghị của Bộ Tư pháp kịp thời phối hợp cung cấp lại thông tin chính xác để Bộ Tư pháp ban hành văn bản đính chính Thông cáo báo chí.
Văn bản cung cấp lại thông tin của cơ quan chủ trì soạn thảo gửi Bộ Tư pháp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc kể từ ngày cơ quan chủ trì soạn thảo phát hiện sai sót của Thông cáo báo chí.
Thông cáo báo chí có phải là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật không?
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
...
Như vậy, theo quy định trên thì thông cáo báo chí là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?