Ai có trách nhiệm lắp đặt thiết bị phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách để kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay?
- Khi có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay, trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay như thế nào?
- Ai có trách nhiệm lắp đặt thiết bị phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách để kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay?
- Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trach nhiệm như thế nào trong việc xử lý chất thải nhựa?
Khi có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay, trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định việc kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay như sau:
Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
a) Xây dựng, thực hiện quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn của Luật bảo vệ môi trường 2020;
b) Bố trí điểm tập kết phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; có biện pháp kiểm soát đảm bảo yêu cầu về môi trường tại các vị trí lưu trữ, thu gom, trong quá trình vận chuyển hoặc tại các vị trí xử lý;
c) Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng chất thải rắn từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
...
Theo đó, người khai thác cảng hàng không, sân bay khi có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
- Xây dựng, thực hiện quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn của Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Bố trí điểm tập kết phù hợp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; có biện pháp kiểm soát đảm bảo yêu cầu về môi trường tại các vị trí lưu trữ, thu gom, trong quá trình vận chuyển hoặc tại các vị trí xử lý;
- Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng chất thải rắn từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm lắp đặt thiết bị phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách để kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay
...
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị đựng, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách; có hướng dẫn bỏ rác, phân loại rác để thực hiện phân loại tại nguồn.
...
Theo quy định trên, người khai thác cảng hàng không, sân bay; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị đựng, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nhà ga hành khách; Đồng thời, có hướng dẫn bỏ rác, phân loại rác để thực hiện phân loại tại nguồn.
Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trach nhiệm như thế nào trong việc xử lý chất thải nhựa?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định việc iểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay như sau:
Kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt tại cảng hàng không, sân bay
...
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, cung cấp dịch vụ; thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa dùng một lần; có trách nhiệm thực hiện các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa. Chất thải nhựa phát sinh trong quá trình hoạt động phải được thu gom, phân loại, chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.
4. Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay phải áp dụng biện pháp ngăn ngừa việc phát thải bụi, rơi vãi.
Như vậy, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong sản xuất, cung cấp dịch vụ;
Đồng thời, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa dùng một lần; có trách nhiệm thực hiện các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.
Chất thải nhựa phát sinh trong quá trình hoạt động phải được thu gom, phân loại, chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.
Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại cảng hàng không, sân bay phải áp dụng biện pháp ngăn ngừa việc phát thải bụi, rơi vãi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?