Ai có trách nhiệm thẩm định Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ? Nội dung thẩm định dự thảo?
Ai có trách nhiệm thẩm định Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ?
Thẩm định Dự thảo Nghị định được căn cứ theo khoản 1 Điều 92 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Thẩm định dự thảo nghị định
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ.
Đối với dự thảo nghị định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
...
Như vậy, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ.
Đối với Dự thảo Nghị định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Hồ sơ gửi thẩm định Dự thảo Nghị định gồm những thành phần gì?
Hồ sơ gửi thẩm định Dự thảo Nghị định gồm những thành phần được căn cứ theo khoản 1 Điều 92 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi khoản 25 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) như sau:
Thẩm định dự thảo nghị định
...
2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định;
b) Dự thảo nghị định;
c) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự thảo nghị định;
d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
đ) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Luật này; bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
e) Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này;
g) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
...
Theo đó, hồ sơ gửi thẩm định Dự thảo Nghị định gồm những thành phần sau đây:
- Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định;
- Dự thảo Nghị định;
- Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Dự thảo Nghị định;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản;
- Bản chụp ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
- Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự thảo, nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
- Tài liệu khác (nếu có).
Lưu ý: Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Ai có trách nhiệm thẩm định Dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ? Nội dung thẩm định dự thảo? (Hình từ Internet)
Nội dung thẩm định Dự thảo Nghị định tập trung vào các vấn đề gì?
Nội dung thẩm định Dự thảo Nghị định tập trung vào các vấn đề được căn cứ theo khoản 3 Điều 92 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi khoản 25 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) như sau:
- Sự cần thiết ban hành nghị định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh đối với dự thảo nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
- Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị định với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với văn bản được quy định chi tiết đối với nghị định quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị định với các chính sách đã được thông qua trong đề nghị xây dựng nghị định đối với nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
- Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo nghị định, nêu trong dự thảo nghị định có quy định thủ tục hành chính;
- Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo nghị định, nếu trong dự thảo nghị định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành nghị định;
- Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?