Ai có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam trong sạch vững mạnh? Cơ sở hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam?
Ai có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam trong sạch vững mạnh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 về xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
Xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam
1. Nhà nước xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam trong sạch vững mạnh.
Lưu ý: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định tại Điều 4 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018, cụ thể như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đến đơn vị cấp cơ sở.
- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
- Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển.
- Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Ai có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam trong sạch vững mạnh? Cơ sở hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở nào?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 có quy định như sau:
Nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
2. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
3. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.
4. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.
5. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
Như vậy, Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nội dung hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam gồm những gì?
Nội dung hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định tại Điều 20 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:
(1) Phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.
(2) Phòng, chống tội phạm ma túy, mua bán người, mua bán vũ khí trái phép, khủng bố, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh bất hợp pháp, buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, khai thác hải sản bất hợp pháp và tội phạm, vi phạm pháp luật khác trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
(3) Phòng, chống ô nhiễm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển; kiểm soát bảo tồn các nguồn tài nguyên biển;
Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển; phòng, chống, cảnh báo thiên tai;
Hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thảm họa; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
(4) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao trang bị, khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam.
(5) Các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 xe ô tô chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn gây tai nạn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu báo cáo tình hình hoàn thuế tạm thu từ tài khoản tiền gửi mới nhất theo Thông tư 175 quy định thế nào?
- Mẫu Công văn xin hủy tờ khai thuế môn bài mới nhất? Tải về Công văn xin hủy tờ khai thuế ở đâu?
- Việc ra đề thi tuyển sinh trung học phổ thông 2025 được quy định ra sao? Điểm xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông được tính thế nào?
- Khi nào công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 theo Thông tư 30/2024? Quy định tuyển thẳng, chế độ ưu tiên tuyển sinh trung học phổ thông 2025 ra sao?