Ai có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển? Đăng kiểm tàu biển để làm gì?
Đăng kiểm tàu biển để làm gì?
Điều 28 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam như sau:
- Tàu biển Việt Nam phải được tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền kiểm định, phân cấp, cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định quy chuẩn về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển; quy định và tổ chức thực hiện việc đăng kiểm tàu biển tại Việt Nam.
Do đó, đăng kiểm tàu biển để cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Đăng kiểm tàu biển Việt Nam tuân thủ những nguyên tắc nào?
Điều 29 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nguyên tắc đăng kiểm tàu biển Việt Nam như sau:
- Tàu biển Việt Nam phải được kiểm định, phân cấp, đánh giá và cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động nhằm bảo đảm tình trạng kỹ thuật theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Việc kiểm định, đánh giá tàu biển Việt Nam được thực hiện tại nơi tàu biển đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, neo đậu hoặc đang hoạt động.
- Tàu biển Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế được kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.
- Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế được kiểm định, phân cấp, đánh giá và cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Có phải tàu biển nào cũng bắt buộc đăng kiểm không?
Điều 30 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định các loại tàu biển phải đăng kiểm như sau:
(1) Các loại tàu biển sau phải được đăng kiểm:
a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài
(2) Việc đăng kiểm các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Như vậy, tùy theo từng trường hợp thì tàu biển mới phải thực hiện việc đăng ký.
Ai có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển?
Trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển
Điều 31 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển như sau:
- Chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi tàu biển được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động; bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa hai kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tổ chức đăng kiểm khi thực hiện công tác đăng kiểm phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm định, đánh giá phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, đánh giá.
Bên cạnh đó, Điều 20 Thông tư 40/2016/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam như sau:
(1) Thực hiện chức năng tổ chức đăng kiểm Việt Nam; tổ chức hệ thống đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển theo quy định của Thông tư này.
(2) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải liên quan đến tàu biển.
(3) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn đăng kiểm viên, đánh giá viên tàu biển; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, đánh giá, công nhận đăng kiểm viên, đánh giá viên tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
(4) Thực hiện ủy quyền, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm định, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển Việt Nam hoạt động trên tuyến quốc tế.
(5) Thực hiện đăng kiểm các tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư này khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(6) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng kiểm tàu biển và quản lý dữ liệu liên quan; báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển theo quy định.
Theo đó, chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm định, đánh giá phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?