Ai đứng đầu Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
- Ai đứng đầu Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
- Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của BLĐTBXH có quyền triệu tập phiên họp đột xuất không?
- Ai có thể thay mặt Trưởng Ban chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của BLĐTBXH?
Ai đứng đầu Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 560/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban
Trưởng Ban là người đứng đầu Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Ban cán sự đảng, Bộ trưởng về các hoạt động của Ban Chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trưởng Ban phụ trách chung, phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng Ban, các thành viên của Ban Chỉ đạo, chủ trì và kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, Trưởng Ban là người đứng đầu Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH).
Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước Ban cán sự đảng, Bộ trưởng về các hoạt động của Ban Chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trưởng Ban phụ trách chung, phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng Ban, các thành viên của Ban Chỉ đạo, chủ trì và kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Ai đứng đầu Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của BLĐTBXH có quyền triệu tập phiên họp đột xuất không?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 560/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định như sau:
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo định kỳ mỗi năm họp hai lần để xây dựng kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện 06 tháng và hàng năm.
2. Khi có vấn đề phát sinh đột xuất, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định triệu tập phiên họp để xem xét, giải quyết.
3. Định kỳ 06 tháng, hàng năm Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Ban cán sự đảng, Bộ trưởng, Ban Chỉ đạo Trung ương và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
4. Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công:
- Tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị lịch, nội dung, tài liệu cuộc họp. Tài liệu và những nội dung cần tập trung thảo luận gửi đến các thành viên Ban Chỉ đạo chậm nhất trước 02 ngày đối với phiên họp định kỳ;
- Phối hợp với Công đoàn Bộ, Văn phòng Ban cán sự đảng, Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan thuộc Bộ giải quyết công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị các báo cáo định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo;
- Đôn đốc các thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đã được phân công; thường xuyên giữ mối liên hệ với các đơn vị và cá nhân có liên quan giúp việc Ban Chỉ đạo hoạt động hiệu quả;
- Thông báo bằng văn bản kết luận, ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban.
Theo quy định nêu trên khi có vấn đề phát sinh đột xuất, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của BLĐTBXH quyết định triệu tập phiên họp để xem xét, giải quyết.
Ai có thể thay mặt Trưởng Ban chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của BLĐTBXH?
Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 560/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Trưởng Ban
1. Phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng Ban.
2. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về các lĩnh vực công tác, nhiệm vụ được phân công; ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Trực tiếp điều hành đầu mối giúp việc tại đơn vị và giải quyết các công việc thường xuyên liên quan đến chương trình, kế hoạch hoạt động và chỉ đạo triển khai việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan.
4. Thay mặt Trưởng Ban chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban ủy quyền.
Theo quy định thì các Phó Trưởng Ban khi được Trưởng ban ủy quyền thì có thể thay mặt Trưởng Ban chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của BLĐTBXH.
Ngoài ra, các Phó Trưởng Ban còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng Ban.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về các lĩnh vực công tác, nhiệm vụ được phân công; ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Trực tiếp điều hành đầu mối giúp việc tại đơn vị và giải quyết các công việc thường xuyên liên quan đến chương trình, kế hoạch hoạt động và chỉ đạo triển khai việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?