Ai không được phép ra vào khu vực cách ly xuất nhập cảnh? Khi nào cần áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không?
Ai không được phép ra vào khu vực cách ly xuất nhập cảnh?
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 93/2022/NĐ-CP có nêu về khu vực cách ly xuất nhập cảnh như sau:
Khu vực cách ly xuất nhập cảnh là khu vực thuộc cửa khẩu đường hàng không, dành cho người đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh nhưng chưa lên tàu bay và người đã rời tàu bay nhưng chưa hoàn thành thủ tục nhập cảnh.
Đồng thời tại Điều 7 Nghị định 93/2022/NĐ-CP có nội dung quy định:
Kiểm soát về an ninh, trật tự đối với người vào, ra, hoạt động tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh
1. Công chức, viên chức, nhân viên của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh, nhân viên của doanh nghiệp thực hiện khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng công trình, trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không hoặc thẻ giám sát viên an ninh, an toàn hàng không do cơ quan, doanh nghiệp hàng không cấp theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam hoặc số hiệu Công an cửa khẩu, có nhiệm vụ tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh. Lực lượng Công an cửa khẩu có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, kiểm soát để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự của những người vào, ra, hoạt động tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
2. Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh phù hợp hành trình xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Người không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không được vào khu vực cách ly xuất nhập cảnh. Trường hợp phục vụ mục đích nhân đạo hoặc đối ngoại của Đảng, Nhà nước hoặc trường hợp đặc biệt khác, người vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không do cơ quan, doanh nghiệp hàng không cấp theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và phải được sự đồng ý của Trưởng Công an cửa khẩu, tuân thủ sự hướng dẫn, giám sát, quản lý của Công an cửa khẩu.
Như vậy ngoài các đối tượng sau đây thì người khác không được vào khu vực cách ly xuất nhập cảnh. Trừ trường hợp phục vụ mục đích nhân đạo hoặc đối ngoại của Đảng, Nhà nước hoặc trường hợp đặc biệt khác, người vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không do cơ quan, doanh nghiệp hàng không cấp theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và phải được sự đồng ý của Trưởng Công an cửa khẩu, tuân thủ sự hướng dẫn, giám sát, quản lý của Công an cửa khẩu:
(1) Công chức, viên chức, nhân viên của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh, nhân viên của doanh nghiệp thực hiện khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng công trình, trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không hoặc thẻ giám sát viên an ninh, an toàn hàng không do cơ quan, doanh nghiệp hàng không cấp theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam hoặc số hiệu Công an cửa khẩu, có nhiệm vụ tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh.
- Lực lượng Công an cửa khẩu có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, kiểm soát để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự của những người vào, ra, hoạt động tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
(2) Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh phù hợp hành trình xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Ai không được phép ra vào khu vực cách ly xuất nhập cảnh? (Hình từ Internet)
Khi nào cần áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 93/2022/NĐ-CP có quy định về trường hợp cần phải áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không như sau:
- Trường hợp có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp cần áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an chủ trì, điều chỉnh luồng di chuyển hành khách phù hợp yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự;
- Trường hợp này phải bố trí lực lượng tuần tra, thiết lập chốt kiểm tra an ninh tại các vị trí cần thiết, giám sát toàn bộ khu vực cửa khẩu đường hàng không, đặt biển cấm, biển hạn chế hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 93/2022/NĐ-CP.
Khi phát hiện thông tin liên quan hành vi vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không thì phải xử lý thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 93/2022/NĐ-CP có quy định:
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không
1. Khi phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không, vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan chuyên ngành nào, cơ quan đó chủ trì xử lý. Trường hợp nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền xử lý, cơ quan phát hiện vụ việc đầu tiên chủ trì xử lý.
2. Trường hợp vụ việc chưa xác định rõ cơ quan có thẩm quyền, Công an cửa khẩu chủ trì, tiếp nhận xử lý ban đầu các hành vi vi phạm pháp luật, bàn giao cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
3. Khi phát hiện thông tin liên quan hành vi vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Các cơ quan được giao xử lý vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không có trách nhiệm thông báo việc xử lý vụ việc cho Công an cửa khẩu và các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp liên quan để phối hợp xử lý vụ việc và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp việc xử lý vụ việc thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc trao đổi thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó trường hợp phát hiện thông tin liên quan hành vi vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
- Khi phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không, vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan chuyên ngành nào, cơ quan đó chủ trì xử lý. Trường hợp nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền xử lý, cơ quan phát hiện vụ việc đầu tiên chủ trì xử lý.
- Trường hợp vụ việc chưa xác định rõ cơ quan có thẩm quyền, Công an cửa khẩu chủ trì, tiếp nhận xử lý ban đầu các hành vi vi phạm pháp luật, bàn giao cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?