Ai là chủ sở hữu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam? Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn là gì?
Ai là chủ sở hữu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam?
Theo Điều 6 Nghị định 25/2016/NĐ-CP quy định về chủ sở hữu của VNPT như sau:
Chủ sở hữu của VNPT
Nhà nước là chủ sở hữu của VNPT. Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có liên quan, Hội đồng thành viên VNPT thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Theo quy định trên, chủ sở hữu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là Nhà nước.
Và Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có liên quan, Hội đồng thành viên VNPT thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có những quyền và trách nhiệm gì?
Theo quy định Điều 21 Nghị định 25/2016/NĐ-CP về các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT như sau:
Các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT
1. Quyết định thành lập, Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác của VNPT.
2. Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ của VNPT.
3. Quyết định đầu tư vốn Điều lệ; Điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ của VNPT.
4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý VNPT; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc VNPT.
5. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển của VNPT.
6. Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay của VNPT theo thẩm quyền.
...
Theo đó, chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có những quyền và trách nhiệm được quy định tại Điều 21 nêu trên.
Trong đó có quyền quyết định thành lập, Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác của VNPT.
Đồng thời có quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay của VNPT theo thẩm quyền.
Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 25/2016/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT như sau:
Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT
1. Đầu tư đủ và đúng hạn vốn Điều lệ cho VNPT.
2. Tuân thủ Điều lệ của VNPT.
3. Tuân thủ pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc đầu tư, mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa VNPT và chủ sở hữu VNPT.
4. Chủ sở hữu VNPT chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ đã góp ra khỏi VNPT dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các Khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của VNPT.
5. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu nhà nước và tài sản của VNPT; chịu trách nhiệm về các Khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của VNPT trong phạm vi số vốn Điều lệ.
6. Chủ sở hữu không được rút lợi nhuận khi VNPT không thanh toán đủ các Khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
7. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của VNPT.
Như vậy, chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 22 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc đầu tư, mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa VNPT và chủ sở hữu VNPT.
Đồng thời chủ sở hữu không được rút lợi nhuận khi VNPT không thanh toán đủ các Khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?