Ai là chủ sở hữu tài chính công đoàn đầu tư tài chính? Nguyên tắc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính?
Ai là chủ sở hữu tài chính công đoàn đầu tư tài chính? Nguyên tắc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính?
Chủ sở hữu tài chính công đoàn đầu tư tài chính được quy định tại Điều 4 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế ban hành kèm theo Quyết định 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:
Chủ sở hữu, đại diện Chủ sở hữu
1. Chủ sở hữu.
Tổng Liên đoàn là chủ sở hữu tài chính, tài sản công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
2. Đại diện Chủ sở hữu.
Tổng Liên đoàn ủy quyền cho các cấp Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam là đại diện Chủ sở hữu vốn của đơn vị đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu theo phân cấp; đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu về quyền hạn, nhiệm vụ được giao về quyết định sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Tổng Liên đoàn là chủ sở hữu tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Theo đó, nguyên tắc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế được quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế ban hành kèm theo Quyết định 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:
- Bảo toàn và phát triển nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế, tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
- Theo dõi, phản ánh nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
- Phân công, phân cấp gắn quyền với trách nhiệm của từng cấp, của tập thể, cá nhân trong việc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Ai là chủ sở hữu tài chính công đoàn đầu tư tài chính? Nguyên tắc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính? (Hình từ Internet)
Các cấp công đoàn có được mở tài khoản tiền gửi để quản lý nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế ban hành kèm theo Quyết định 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:
Quản lý nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính
1. Các cấp công đoàn và các đơn vị trực thuộc được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để quản lý nguồn tài chính công đoàn, phải đảm bảo nguyên tắc:
- Tiền gửi có kỳ hạn phải gửi tại ngân hàng có lãi suất cao nhất; Tiền gửi không kỳ hạn chỉ gửi với số lượng ít và chỉ đề dùng chi thường xuyên.
- Chỉ thực hiện gửi tiền ở các ngân hàng có uy tín, đảm bảo an toàn.
Việc gửi tiền phải đảm bảo phần lớn nguồn tiền kết dư tài chính công đoàn gửi ở tài khoản có kỳ hạn với lãi suất cao nhất, số ít gửi ở tài khoản không kỳ hạn chỉ dùng cho việc sử dụng trước mắt; việc gửi ở tài khoản nào do lãnh đạo đơn vị quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình với nguyên tắc trên.
...
Theo đó, các cấp công đoàn được được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để quản lý nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Tiền gửi có kỳ hạn phải gửi tại ngân hàng có lãi suất cao nhất; Tiền gửi không kỳ hạn chỉ gửi với số lượng ít và chỉ đề dùng chi thường xuyên.
- Chỉ thực hiện gửi tiền ở các ngân hàng có uy tín, đảm bảo an toàn.
Việc gửi tiền phải đảm bảo phần lớn nguồn tiền kết dư tài chính công đoàn gửi ở tài khoản có kỳ hạn với lãi suất cao nhất, số ít gửi ở tài khoản không kỳ hạn chỉ dùng cho việc sử dụng trước mắt; việc gửi ở tài khoản nào do lãnh đạo đơn vị quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình với nguyên tắc trên.
Tài sản cơ quan công đoàn được cho thuê là tài sản nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế ban hành kèm theo Quyết định 1912/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:
Quản lý nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính
...
3. Sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết.
3.1. Đối tượng thực hiện
Các cấp công đoàn theo Điều lệ Công đoàn và các đơn vị trực thuộc.
3.2. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài chính công đoàn góp vốn.
Đơn vị sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết phải lập đề án trình Tổng Liên đoàn phê duyệt để thực hiện.
4. Cấp quyết định việc mua cổ phần, sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp được quyết định việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp của các cấp công đoàn (trừ trường hợp đấu giá trên sàn chứng khoán).
5. Cho thuê tài sản của các cơ quan công đoàn
Tài sản của các cơ quan công đoàn (từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên) được cho thuê là tài sản chờ chuyển giao, chờ thực hiện dự án xây dựng cơ bản, chờ sắp xếp lại.... Việc cho thuê tài sản các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương phải báo cáo xin ý kiến Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện.
Như vậy, tài sản của cơ quan công đoàn (từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên) được cho thuê là tài sản chờ chuyển giao, chờ thực hiện dự án xây dựng cơ bản, chờ sắp xếp lại....
Lưu ý: Việc cho thuê tài sản các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương phải báo cáo xin ý kiến Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?