Ai là người chỉ đạo quản lý việc sử dụng biển chức danh trong Công an nhân dân và biển chức danh được sử dụng như thế nào?

Cách thể hiện biển chức danh trong Công an nhân dân được pháp luật quy định như thế nào? Ai là người chỉ đạo quản lý việc sử dụng biển chức danh trong Công an nhân dân và biển chức danh được sử dụng như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Xuân ở Long Thành.

Biển chức danh trong Công an nhân dân được sử dụng như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 30/2017/TT-BCA quy định như sau:

Sử dụng biển hiệu, biển chức danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong Công an nhân dân
1. Biển hiệu được sử dụng đối với trụ sở của Công an các đơn vị, địa phương phòng sử dụng chung (hội trường, phòng họp, lớp học, nhà kho...), phòng làm việc của đơn vị và phòng làm việc của lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp.
2. Biển chức danh được sử dụng để đặt trên bàn làm việc của lãnh đạo, chỉ huy từ cấp Trung đội, cấp Đội và tương đương trở lên trong Công an nhân dân có chung phòng làm việc; đặt trên bàn ngay trước vị trí đại biểu ngồi trong các cuộc hội nghị, hội thảo, hội thi, hội thao....
3. Biển trực chỉ huy, biển trực ban, biển trực tiếp công dân được sử dụng để đặt trên bàn nơi cán bộ Công an thực hiện nhiệm vụ trực chỉ huy, trực ban, trực tiếp công dân.
4. Băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân được sử dụng khi sỹ quan, hạ sỹ quan trong Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân) thực hiện nhiệm vụ trực ban, kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.

Theo đó, biển chức danh trong Công an nhân dân được sử dụng để đặt trên bàn làm việc của lãnh đạo, chỉ huy từ cấp Trung đội, cấp Đội và tương đương trở lên trong Công an nhân dân có chung phòng làm việc; đặt trên bàn ngay trước vị trí đại biểu ngồi trong các cuộc hội nghị, hội thảo, hội thi, hội thao....

Biển chức danh trong Công an nhân dân

Biển chức danh trong Công an nhân dân (Hình từ Internet)

Cách thể hiện biển chức danh trong Công an nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 30/2017/TT-BCA quy định cụ thể:

Cách thể hiện biển hiệu, biển chức danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong Công an nhân dân
...
3. Cách thể hiện biển hiệu phòng làm việc của lãnh đạo, chỉ huy; biển chức danh:
a) Vị trí hình Công an hiệu ở chính giữa và phía trên cùng của biển hiệu;
b) Cấp bậc hàm ghi trên biển hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt viết thường đủ dấu; họ tên, chức vụ của lãnh đạo, chỉ huy được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu.
Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có chung phòng làm việc thì tên của ban chỉ huy, lãnh đạo phòng ghi trên biển hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu.
Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có chung phòng làm việc với cán bộ, chiến sĩ thì cách thể hiện biển hiệu như đối với phòng làm việc của đơn vị.
4. Cách thể hiện biển trực chỉ huy, biển trực ban, biển trực tiếp công dân:
a) Vị trí hình Công an hiệu ở chính giữa và phía trên cùng của biển hiệu;
b) Hàng chữ trực chỉ huy, trực ban (hoặc trực ban hình sự), trực tiếp công dân ghi trên biển được thể hiện bằng tiếng Việt in hoa đủ dấu;
c) Cấp bậc hàm ghi trên biển được thể hiện bằng chữ tiếng Việt viết thường đủ dấu; họ tên, chức vụ (nếu có) của cán bộ trực được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu.
5. Chữ trên băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh được thể hiện bằng tiếng Việt in hoa đủ dấu.
6. Quy định viết tắt như sau: Công an (CA), Công an nhân dân (CAND), An ninh nhân dân (ANND), Cảnh sát nhân dân (CSND), Công an thành phố (CATP), Công an thị xã (CATX), Cảnh sát giao thông (CSGT), Cảnh sát Cơ động (QSCĐ), Cảnh sát Bảo vệ (CSBV), Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CS PCCC&CNCH), Cảnh sát trật tự (CSTT), Tham mưu tổng hợp (TMTH), Thành phố (TP), Quận, (Q), Huyện (H), Thị xã (TX), Xã (X), Phường (P)....

Như vậy, cách thể hiện biển chức danh trong Công an nhân dân được pháp luật quy định như sau:

- Vị trí hình Công an hiệu ở chính giữa và phía trên cùng của biển hiệu;

- Cấp bậc hàm ghi trên biển hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt viết thường đủ dấu; họ tên, chức vụ của lãnh đạo, chỉ huy được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu.

Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có chung phòng làm việc thì tên của ban chỉ huy, lãnh đạo phòng ghi trên biển hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu.

Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có chung phòng làm việc với cán bộ, chiến sĩ thì cách thể hiện biển hiệu như đối với phòng làm việc của đơn vị.

Ai là người chỉ đạo quản lý việc sử dụng biển chức danh trong Công an nhân dân?

Theo Điều 10 Thông tư 30/2017/TT-BCA quy định như sau:

Quản lý, sử dụng biển hiệu, biển chức danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong Công an nhân dân
1. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chỉ đạo quản lý việc sử dụng biển hiệu, biển chức danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong phạm vi đơn vị, địa phương mình.
2 Khi bị hỏng, cũ hoặc mất, thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo thay thế đảm bảo phục vụ công tác của đơn vị.

Như vậy, Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chỉ đạo quản lý việc sử dụng biển chức danh trong phạm vi đơn vị, địa phương mình.

Khi bị hỏng, cũ hoặc mất, thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo thay thế đảm bảo phục vụ công tác của đơn vị.

Lưu ý: Thông tư 30/2017/TT-BCA không áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị Công an có trụ sở đóng ở nước ngoài;

Biển hiệu trụ sở cơ quan, đơn vị không áp dụng đối với Tổng cục Tình báo và một số đơn vị nghiệp vụ trinh sát có yêu cầu xã hội hóa.

Công an nhân dân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Năm 2023, tỷ lệ tuyển sinh đối với nữ vào các trường Công an nhân dân là bao nhiêu %?
Pháp luật
Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
Pháp luật
Ai là người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an hiện nay? Người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
Pháp luật
Đã có Thông tư 56 2024 quy định chi tiết Luật Nhà ở trong Công an nhân dân? Thông tư 56 2024 có hiệu lực từ khi nào?
Pháp luật
Tuyển sinh đào tạo đại học công an nhân dân thì học sinh yêu cầu phải là Đảng viên hay không?
Pháp luật
Ngày 7 tháng 11 là ngày gì? Ngày 7 tháng 11 là ngày gì của Công an? Công an nhân dân có chức năng gì?
Pháp luật
Có bao nhiêu Đại tướng Công an nhân dân? Độ tuổi phục vụ tối đa của Đại tướng Công an nhân dân là bao nhiêu?
Pháp luật
Việc phong hàm cấp bậc Đại tướng Công an nhân dân sẽ do ai thực hiện? Trường hợp nào được thăng cấp bậc Đại tướng Công an nhân dân trước thời hạn không?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Công an có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng đúng không? Ai có quyền phong cấp bậc hàm Đại tướng?
Pháp luật
Chỉ tiêu bổ sung các trường Công an nhân dân 2024? Bổ sung, thay thế chỉ tiêu tuyển sinh các trường CAND 2024 bao nhiêu chỉ tiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công an nhân dân
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
817 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công an nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công an nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào